Cà chua có tên khoa học là Solanum Lycopersicum, được cho là có nguồn gốc từ MexiCo. Đây là một loại thực phẩm khá đặc biệt khi vừa được cho là rau, vừa là quả. So với các loại thực phẩm khác, cà chua rất được ưa chuộng và phổ biến trên toàn cầu, vừa giúp món ăn tăng màu sắc, vừa có thể là nguyên liệu chính cho nước chấm.
Giá trị dinh dưỡng của cà chua đến từ các chất chống oxy hóa lycopene rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là khả năng làm giảm nguy cơ của các bệnh về tim mạch. Ngoài ra với thành phần giàu vitamin và khoáng chất cà chua được biết tới như siêu thực phẩm giúp bé có một làn da hồng hào khỏe mạnh.
Cà chua giàu vitamin và khoáng chất
Cà chua là một trong những thực phẩm điển hình về giàu vitamin và khoáng chất, cụ thể như:
Vitamin C: Dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Thông thường một quả cà chua là cung cấp đủ nhu cầu vitamin C của trẻ 6-12 tháng tuổi. Trong 100g cà chua có chứa tới 14mg vitamin C, trẻ từ 1-3 tuổi cần 15mg C/ ngày, trẻ 4 -8 tuổi cần 25mg/ngày.
Vitamin K1: hay còn được gọi là phylloquinone, và vitamin K đây là 2 loại vitamin quan trọng trong quá trình đông máu và phát triển xương. Trong 100g cà chua có chứa tới 7,9mcg Vitamin K, trong khi nhu cầu của trẻ từ 7 -12 tháng là 2,5mcg, trẻ từ 1-3 tuổi cần 30mcg, trẻ 4-8 tuổi là 55mcg.
Kali: Một khoáng chất thiết yếu có lợi ích cho việc kiểm soát huyết áp và phòng ngừa tim mạch.
Folate: dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển của mô và chức năng tế bào. Trong 100g cà chua chứa khoảng 27 mcg, đáp ứng nhu cầu 1/3 cho trẻ 7-12 tháng, 1/5 nhu cầu cho trẻ 1-3 tuổi.
Cải thiện thị lực- duy trì đôi mắt sáng khỏe
Trong cà chua có chứa Vitamin A, Vitamin C, lutein đây là những dưỡng chất giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng,… và hàng loạt các vẫn đề của mắt liên quan tới các gốc tự do đều được khắc phục nhờ dưỡng chất từ Vitamin A.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa:
Trong cà chua có chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Những dưỡng chất này giúp cơ thể ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, ngăn ngừa chứng vàng da và giúp cơ thể loại bỏ độc tố một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra các chất này còn kích thích nhu động ruột, kích thích cơ trơn hệ tiêu hóa làm tăng lưu thông ở đại tràng, hỗ trợ phòng chống ung thư đại tràng.
Sáng da và làm mượt mái tóc:
Cà chua giàu các hoạt chất chống oxy hóa manh, vitamin C và A, … nhờ những vitamin này giúp tăng cường sức khỏe của răng, xương va da.
Các vitamin A, E ở cà chua giúp hỗ trợ cân bằng pH và môi trường vùng chân tóc, phòng chống gau, dị ứng, giúp bé có một mái tóc óng ả, mượt, khỏe mạnh.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hỗ trợ chống ung thư:
Các nhà nghiêm cứu chỉ ra rằng hàm lượng lycopnene và beta-carotene trong máu thấp làm tăng nguy cơ các bệnh về tim và đột quỵ. Trong khi đó thành phần lycopnene trong vỏ cà chua rất nhiều, đặc biệt là ở cà chua chín. Trong 100g cà chua có chứa tới 2573 mcg
Beta- carotene hay còn gọi là tiền vitamin A là những chất chống oxy hóa giúp vô hiệu quá các gốc tự do trong cơ thể, phòng chống ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Nghiên cứu tại Đại học Yale cho thấy nguy cơ ung thư phổi giảm đi đáng kể ở những phụ nữ và nam giới ăn nhiều rau quả giàu beta-caroten.
Hàm lượng beta-carotene trong 100 g cà chua là 449 mcg, là một trong những nguồn thực phẩm giàu beta-carotene bên cạnh khoai lang, cà rốt, bí đỏ,…
Cách mua và bảo quản cà chua:
Chọn mua quả cà chua căng tròn, cầm chắc tay, da mịn, vỏ không bị thâm, dập. Tránh mua cà chua có vỏ nhăn và nhũn.
Cà chua chín sẽ có mùi thơm nhẹ, nếu những quả không có mùi thơm rất có thể là bị dấm thuốc và thu hoạch khi còn non
Tùy theo mục đích sử dụng mà chọn kích thước cà chua khác nhau, cà chua làm salad khác cà chua dùng để làm sốt.
Không nên mua cà chua bảo quản lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ khiến cà chua ngưng chín
Nên mua cà chua cả quả chín và xanh để tiện sử dụng trong nhiều ngày
Cà chua là loại quả mọng nước nên khó bảo quản được lâu. Muốn bảo quản tốt nên để cà chua ở nhiệt đồ phòng tránh để cà chua ở trong túi nilong vì kín và hấp hơi.
Nếu bạn mua với số lượng nhiều nên mua cả quả xanh và quả chín, vừa ăn hết quả chín thì những quả còn lại đã chín tới.
Nếu muốn cà chua mau chín, đặt cà chua trong một túi giấy cùng với táo, táo sẽ giúp cà chua mau chín hơn.
Các món ăn dinh dưỡng chế biến từ cà chua
Với các bố mẹ thời 8x và đầu 9x chắc chắn khá quen thuộc với việc coi cà chua sống như một món ăn vặt thơm ngon. Tuy nhiên vì vấn đề an toàn thực phẩm nên mọi người dần sợ và lãng quên món ăn vặt này. Nhưng nếu bố mẹ có thể đảm bảo rằng nguồn gốc cà chua an toàn thì có thể cho bé ăn cà chua sống.
Có rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn được chế biến từ cà chua như salad, các món sốt tới các món ăn món kèm,… Mẹ có thể tham khảo một số món ăn ngon, hấp dẫn cho bé yêu từ FamiCook dưới đây:
1. Xíu mại sốt cà chua
Nguyên liệu:
Thịt xay
Lòng đỏ trứng gà
Hành tây
1 quả cà chua
Sốt cà chua
Bột năng
Gia vị gồm có tỏi, hành, rau mùi, muối và đường
Cách làm:
Bước 1: Hành tây băm nhỏ, với các bạn không ăn được hành thì chúng ta băm thật mịn rồi cho vào lượng ít hơn, đây cũng là mẹo để các bạn nhỏ làm quen với mùi vị của hành mà không cần nhìn thấy hành
Bước 2: Cho hành và thịt vào 1 bát to, đổ trứng, bột năng và một chút muối vào trộn đều. Đi găng tay, bôi chút dầu ăn cho khỏi dính và viên thịt lại thành các viên vừa ăn. Bố mẹ cũng có thể viên dành các hình dạng mình mong muốn.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và cho thịt viên vào chiên vàng đều 2 mặt
Bước 4: Cà chua lột vỏ, bỏ hạt và băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn.
Bước 5: Phi thơm tỏi băm, cho cà chua, sốt cà chua, chút đường, chút muối và ít nước. Mình đun sôi trong khoảng 3-5 phút cho cà chua mềm rồi cho thịt viên vào, đun sôi trong khoảng 3-5 phút nữa cho sốt sệt lại và thịt chín hoàn toàn là được
2. Gà sốt cà chua
Nguyên liệu làm gà sốt cà chua:
Ức gà
Cà chua
Ngô ngọt
Gia vị: Tỏi, hành lá, nước tương, tương cà chua, đường
Cách làm:
Bước 1: Thịt gà rửa sạch rồi xắt thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn. Ướp thịt gà với nước tương, một chút muối. Ướp đều trong khoảng 20 phút để thịt ngấm đều gia vị.
Bước 2: Tỏi và hành lá băm nhỏ. Cà chua rửa sạch rồi khía 4 cạnh ở trên đầu, trần qua nước sôi để tiện lột vỏ. Bóc hết vỏ cà chua rồi thái nhỏ.
Bước 3: Lấy một chảo lớn, cho chút dầu ăn rồi phi thơm tỏi. Thêm cà chua đã xắt nhỏ vào xào cùng.
Bước 4: Thêm tương cà chua rồi đun sôi như vậy cho tới khi được hỗn hợp sệt, sau đó bạn cho phần thịt gà đã ướp vào đun cùng và phần ngô ngọt đã được tách hạt từ trước.
Bước 5: Ức gà chín bạn nêm nếm lại gia vị vừa ăn, nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi cho ra đĩa. Rắc một chút hành lá lên trên món ăn thêm hấp dẫn.
3. Mỳ ý sốt thịt bò bằm
Nguyên liệu
Thịt bò băm nhỏ
Cà chua
Hành tây
Tỏi băm nhỏ, hành tím băm nhỏ
Sốt cà chua
Mỳ ý
Gia vị: muối, dầu ăn, tiêu, bơ
Cách làm:
Luộc mì: Cho khoảng 2 lít nước lạnh vào nồi và đun sôi, sau đó cho thêm: 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê dầu ăn để giúp cọng mì không bị dính lại với nhau. Dùng đũa đảo đều để mì tơi và không dính vào nhau. Khi mì chín, vớt ra rổ để ráo nước, trụng sơ qua nước lạnh để mì dai ngon hơn nhé.
Chế biến nước sốt
Thịt bò ướp cùng hỗn hợp: 2 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê muối và trộn đều để thịt thấm gia vị.
Cà chua, hành tây rửa sạch rồi đem thái nhỏ
Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi và hành tím. Sau đó cho thịt bò đã ướp vào chảo xào để thịt săn lại và bỏ ra dĩa.
Vẫn chảo đó, cho hành tây đã cắt hạt lựu vào đảo đều đến khi thấy hành tây trong là được. Cho cà chua băm nhuyễn vào xào chung và đảo đều tay, sau đó cho thêm tương cà pha sẵn vào để món nước xốt đậm đà và có độ sánh hơn.
Cho phần thịt bò bằm đã xào chín vào hỗn hợp trên và trộn đều để tạo thành xốt mì Ý
Cho mì ra đĩa, sau đó chan nước sốt thịt bò bằm lên trên. Bạn có thể cho bé dùng thêm với các loại rau salad để tăng thêm mùi vị thơm ngon.
Để tham khảo thêm nhiều công thức món ngon khác bạn tham khảo kênh Đầu bếp Hoàng Cường hoặc các khóa học của FamiEdu nhé.
Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ ngay nhé.