Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm, hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ chưa được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau nên việc dị ứng thực phẩm là điều khó tránh khỏi.

Có rất nhiều biểu hiện khác nhau của dị ứng thực phẩm như tự nhiên người nổi mẩn đỏ, các nốt ngứa, trẻ khó chịu quấy khóc. Để hạn chế tình trạng, cách khắc phục dị ứng ở trẻ nhỏ, mời bố mẹ đọc thông tin bài chia sẻ từ Ăn dặm 3in1 dưới đây.

Dị ứng thực phẩm là gì? Tại sao lại dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm là sự phản ứng quá mức của cơ thể đối với một số loại đạm thông thường, vô hại trong thực phẩm. Khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể, cơ thể trẻ sẽ tự sản sinh ra các kháng thể giải phóng ra các chất khiến hệ thống miễn dịch phản ứng gây ra các hiện tượng như: nổi đỏ, ngứa, mẩm, phát ban.

Thông thường nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm thì những biểu hiện trên sẽ xuất hiện trong vài phút hoặc vài giờ sau đó. Hầu hết các dị ứng ở trẻ đều khá nhẹ, nếu trẻ bị nặng là do ăn quá nhiều thực phẩm và sẽ có một số biểu hiện nghiêm trọng như khó thở, sưng mặt, sưng chân tay, lúc này mẹ cần cho bé tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Một số nguyên nhân được cho là có tác động dẫn tới việc gây dị ứng ở trẻ nhỏ như:

  • Trong gia đình có người bị dị ứng với loại thực phẩm như: đậu phộng, tôm..
  • Đã từng dị ứng ngay sau khi ăn một loại thức ăn mới.
  • Cơ thể bị phát ban mặc dù đã tuân theo chỉ thị điều trị của bác sĩ
  • Việc trẻ được cho ăn quá nhiều thực phẩm mới không tuân thủ theo quy tắc ăn 3 day wait

Sau khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng, nếu người bị dị ứng làm việc gắng sức có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ.

Những loại thực phẩm gây ra dị ứng ở trẻ nhỏ?

Tùy vào cơ địa từng trẻ mà bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra dị ứng, tuy nhiên có một số loại thực phẩm thường gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ như:

  • Lúa mì
  • Đậu nành
  • Cá (cá ngừ, cá tuyết,…)
  • Sữa bò
  • Các loại quả hạnh (óc chó, hạt điều, hạnh nhân,…)
  • Động vật có giáp xác như tôm, cua
  • Lòng trắng trứng

Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm cho trẻ như thế nào?

Viện Hàn lâm Hen suyễn, dị ứng và Miễn dịch học Hoa Kỳ (American Academy of Allergy Asthma & Immunology) khuyến nghị cha mẹ nên giới thiệu thực phẩm thô - bao gồm cả thực phẩm gây dị ứng cao. Tuy nhiên, phải áp dụng những điều kiện sau:

  • Trẻ đã đủ cứng cáp để sẵn sàng với việc ăn dặm.
  • Trẻ đã thử một vài loại thực phẩm truyền thống và không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào
  • Trẻ không thuộc bất kỳ loại nguy cơ cao nào liên quan đến dị ứng (chẳng hạn như có anh chị em ruột bị dị ứng đậu phộng, bị phát ban từ mức độ trung bình đến nặng mặc dù đã được điều trị, có phản ứng dị ứng trước đó với một loại thực phẩm mới hoặc được chẩn đoán dị ứng thực phẩm trước đó).

Cơ thể mỗi đứa trẻ rất khác nhau cho dù là anh em trong nhà, chính vì vậy khi bắt đầu cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào, hãy cố gắng cho trẻ ăn liên tục trong 3 ngày – theo phương pháp 3 day wait.

Nếu cơ địa trẻ dị ứng thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian này. Nếu cơ thể trẻ không bị dị ứng bố mẹ có thể tăng lượng thức ăn các loại thực phẩm này cho trẻ.

Điều trị dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ

Khi trẻ nhỏ bị dị ứng thực phẩm bố mẹ cần thực hiện một số vấn đề sau:

  • Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm cách tốt nhất là tránh sử dụng những loại thực phẩm này.
  • Quan sát về các biểu hiện xuất hiện ở cơ thể trẻ
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị cho trẻ
  • Nếu trẻ bị dị ứng nặng như: tiêu chảy, nôn mửa, nổi mề đay,…cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Theo tìm hiểu của Ăn dặm 3in1, không phải tất cả các phản ứng đối với thực phẩm đều là do dị ứng – một số phản ứng là kết quả của việc không chịu được tạm thời đối với một món ăn nào đó. Rất nhiều bé có phản ứng các thực phẩm nào đó, nhưng khi lên 3, các bé có thể ăn được những món đó. Vì vậy, ngay cả khi em bé của bạn có phản ứng mạnh đối với một món ăn, có thể bé không cần phải tránh món đó cả đời.

Một số bé bị mẩn ngứa quanh miệng khi bé ăn dâu tây hoặc cam quýt. Rất có thể là một phản ứng đơn giản với độ axit cao trong loại quả này, hoặc cũng có thể là dị ứng. Nếu bạn không chắc chắn hãy tìm kiếm những lời khuyên về y tế, và tin tưởng em bé của bạn nếu bé từ chối một món ăn nào đó, một số bố mẹ nhớ lại, khi các con còn bé, các con tránh xa các món ăn mà sau này khiến bé dị ứng.

Mẹ còn băn khoăn lo lắng có thể inbox các cô FamiEdu tại đây để được hỗ trợ ngay nhé ạ.

Chào mừng bạn đến với Cộng đồng ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim