Nhiều mẹ nghĩ rằng đạm (protein) là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của con và cho con ăn càng nhiều để nhanh tăng cân khỏe mạnh. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Bé thiếu đạm dễ bị suy dinh dưỡng nhưng bé ăn quá nhiều đạm cũng không có lợi gì, thậm chí còn tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến hậu quả khôn lường. Hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu về chủ đề "Thừa đạm ở trẻ nhỏ - hậu quả khôn lường" trong nội dung chia sẻ dưới đây.

Hiểu đúng về đạm (protein)

Đạm hay còn được gọi là protein, là 1 trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng của cơ thể con người. Đạm được coi là chất nền cho sự sống của mỗi con người, đạm được cấu tạo từ các axit amin giúp vận chuyển các phân tử đi khắp cơ thể cùng với đó cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày cho cơ thể.

Trong thực phẩm, đạm được chia thành 2 loại: đạm thực vật (có trong các loại đậu đỗ như đậu nành, đậu gà, đậu lăng,...) và đạm động vật (có trong các loại thịt như thịt lợn, gà, bò,.... thủy hải sản như tôm, cua, cá,.... trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa).

Tác hại của việc thừa đạm đối với trẻ ăn dặm :

1. Thừa đạm dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây táo bón

Đạm động vật thường khó tiêu hóa, nếu mẹ cho con ăn quá nhiều thịt, cá, tôm, cua,....sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng con táo bón, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

2. Tổn thương thận

Hàm lượng đạm cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất thải và có thể dẫn đến sỏi thận. Ngoài ra, dư thừa đạm còn làm tăng nồng độ nitơ khiến cơ chế xử lý chất thải của cơ thể trẻ bị ảnh hưởng.

3. Thừa cân, gây béo phì

Đạm là thành phần cơ bản của tế bào, xây dựng cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng.

Dư thừa đạm đồng nghĩa với dư thừa lượng calo cung cấp cho cơ thể. Đối với những trẻ lười vận động, năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến trẻ béo phì.

4. Mất cân bằng dinh dưỡng

Mẹ lạm dụng cho bé ăn quá nhiều đạm từ thịt, cá,... sẽ dẫn đến mất cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn nữa, các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa, ăn nhiều nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao và làm cho quá trình trao đổi chất quá nhanh gây tác hại không nhỏ.

5. Gây biếng ăn ở trẻ

Đạm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con phát triển và thực hiện những hoạt động thường ngày. Việc cho con hấp thu quá nhiều đạm khiến cơ thể con luôn “dư thừa” chất, khiến cho nhu cầu ăn của con giảm. Nếu bố mẹ không hiểu đúng nhu cầu dinh dưỡng của con, thấy con ăn ít, sợ con đói mà ép con ăn sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý.

Chưa kể, việc nạp thừa đạm trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh khác sẽ khiến con rơi vào tình trạng biếng ăn do bệnh lý.

Vậy bổ sung đạm cho con thế nào cho đúng?

Mẹ cần nắm rõ được nhu cầu đạm của con để cho con ăn đúng, tránh quá ít dẫn đến thiếu hoặc quá nhiều gây thừa.

Thông thường nhu cầu sử dụng chất đạm hàng ngày của trẻ nhỏ như sau:

6-7m : Thịt, thủy hải sản 20-30g, Đậu đỗ 5-10g

7-9m : Thịt, thủy hải sản 40-50g, Đậu đỗ 10g

10-11m : Thịt, thủy hải sản 60-90g, Đậu đỗ 10-20g

Sau 11m : Thịt, thủy hải sản 60-100g, Đậu đỗ 20-30g

Ngoài ra đạm còn có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, để nắm rõ hơn lượng ăn cụ thể mỗi nhóm chất theo từng giai đoạn tháng tuổi của con cũng như cách chế biến đảm bảo dinh dưỡng, độ thô phù hợp, mẹ tham khảo thêm combo khóa học Ăn dặm với giá ưu đãi chỉ 590k của FamiEdu nhé.

Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn tại đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ ngay nhé.

Chào mừng bạn đến với Cộng đồng ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim