Sữa mẹ được sản xuất như thế nào? Hãy cùng FamiEdu tìm hiểu về cơ chế sản xuất sữa cũng như sữa mẹ được tạo ra ở đâu.
Có bao giờ mẹ thắc mắc tại sao sau khi có bầu lại có sữa? Sữa mẹ là cái gì? Đó chính là những điều kỳ diệu ở cơ thể mẹ khi có bầu.
Sữa mẹ là gì ?
Sữa mẹ là chất lỏng trong suốt hành trình cho con bú đáp ứng toàn bộ nhu cầu, dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện Để tạo ra sữa, tuyến vú sẽ lấy nước, protein, đường và chất béo từ máu của mẹ.
Trong sữa mẹ có chứa hàng triệu lợi khuẩn tự nhiên như bạch cầu, tế bào biểu mô, …. Các lợi khuẩn này mang lại các dưỡng chất cho sự phát triển các tế bào trong cơ thể bé, đem lại miễn dịch tự nhiên cho cơ thể mà sữa công thức không bao giờ có được.
Sữa mẹ có 2 dạng là sữa non và sữa già (sữa trưởng thành) :
Sữa non: là sữa đầu tiên mà cơ thể mẹ sản xuất, loại sữa này có màu trắng, vàng hoặc cam, đặc và khá dính. Sữa non rất quý và chỉ tiết ra cơ thể mẹ trong khoảng 72 giờ sau sinh sau đó cơ thể mẹ sẽ tiết sữa già. Dù cơ thể mẹ có được bổ sung dinh dưỡng tốt tới đâu thì sữa non cũng sẽ không quay lại nữa.
Trong sữa non có chứa hàm lượng cao kháng thể, yếu tố miễn dịch, yếu tố tăng trưởng giúp trẻ tự hình thành hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, mau chóng thích nghi với môi trường mới.
Sữa non còn giàu canxi, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C,… hàm lượng chất này cao hơn hẳn so với sữa thông thường, giúp trẻ phát triển nhanh chóng khung xương, hạn chế bệnh còi xương, da, và mắt.
Sữa già : Cho đến nay khoa học đã nghiên cứu sữa mẹ có khoảng 200 chất dinh dưỡng, một số chất tiêu biểu mà có trong sữa già của mẹ : chất béo, carbohydrate, protein, vitamin và khoáng chất, các axit amin cùng tế bào bạch cầu, kháng thể, enzyme và các chất khác tiếp tục giúp khả năng miễn dịch của bé.
Bầu ngực của mẹ chứa rất nhiều tuyến sữa, khi máu huyết của mẹ chạy vào các mạch máu, các hormone sẽ kích thích và tạo ra sữa. Còn hormone oxytocin kích thích các tuyến sữa bóp tiết sữa, đồng thời đẩy sữa theo các tia ra đầu núm vú.
Cơ thể mẹ sẽ tự điều chỉnh sản lượng sữa để phù hợp với tần suất và lượng ăn của bé. Trong mỗi lần bé bú, sữa mẹ cũng sẽ thay đổi từ sữa đầu, nhiều nước và đường, sang sữa sau, nhiều chất béo và calo.
Sữa mẹ được tạo ra ở đâu?
Trong quá trình nhau thai phát triển sẽ kích thích giải phóng hoocmon estrogen và progesterone, tạo tiền đề kích hoạt hệ thống sinh học phức tạp giúp sản xuất sữa trong cơ thể mẹ. Trước khi mang thai, mô nâng đỡ, tuyến sữa và chất béo trong ngực mẹ, khi mẹ có bầu các ống dẫn sữa phát triển cả về số lượng lẫn kích thước.
Cuối các ống dẫn sữa này có một nơi gọi là phế nang, nơi đây sẽ lấy các chất dinh dưỡng từ máu của mẹ để tạo sữa và đẩy vào ống dẫn. Các ống dẫn này sẽ hợp thành các tia phun ở đầu núm vú mẹ khi bé ti
Sữa mẹ bắt đầu được tạo ra khi nào?
Hiện tượng ra sữa non là chuyện bình thường ở những tháng cuối thai kỳ, thông thường ở tháng thứ 7 trở đi. Một vài mẹ sẽ thấy sữa non rỉ ra từ ngực, điều này hoàn toàn bình thường.
Sữa non lưu thông qua tuyến vú của thai phụ trong khoảng 72h trước khi sinh và hai ngày đầu sau khi sinh em bé. Sau đó cỗ máy tạo sữa sẽ bắt đầu ‘gia tăng sản xuất” khi bé được 2 -4 ngày tuổi. Cơ thể mẹ bắt đầu bơm thêm máu vào phế nang tích cực để tạo sữa, làm cho ngực săn chắc và đầy đặn.
Tuy nhiên, vì máu được bơm lên quá nhiều nên khiến các mạch máu bị sưng lên, kết hợp lượng sữa lớn khiến mẹ có cảm giác căng cứng và đau. Thời điểm này mẹ nên cho bé bú thường xuyên, kết hợp với massage nhẹ nhàng để quá trình tiết sữa được thuận lợi.
Cách gọi sữa mẹ về nhanh nhất sau sinh
Cách thứ 1: mẹ hãy tích cực cho con bú. Mẹ có biết rằng, thông thường sữa mẹ được sản xuất theo nguyên lý cung - cầu. Có nghĩa rằng, mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều, lượng sữa vì thế mà ổn định hơn. Bởi vậy mẹ hãy cho con bú bất cứ lúc nào và nhiều nhất có thể nhé.
Cách thứ 2, nếu massage đúng cách mẹ cũng có thể có được lượng sữa dồi dào cho bé. Để massage hiệu quả, trước tiên mẹ phải nắm được đầu dây thần kinh kích thích tiết sữa mẹ. Chúng nằm ở quầng vú, góc 5 giờ ở vú trái và 7 giờ ở vú phải, cách chân ti 1cm – 1.5cm. Mẹ chỉ cần bóp nhẹ và xoa đều các vị trí các dây thần kinh 2-3 phút mỗi ngày thì sữa mẹ sẽ về nhanh hơn, đều hơn và nhiều hơn.
Cách thứ 3, mẹ chỉ cần uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống khoa học. Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp mẹ nhiều sữa hơn, điều này nhiều mẹ đều biết rõ. Nhưng có 1 lưu ý nhỏ nhưng lại là điều quan trọng nhất, đó là mẹ không cần ăn cố, ăn quá nhiều. Mà mẹ chỉ cần đảm bảo uống nước nhiều.
Mỗi ngày mẹ nên uống đủ 3 lít nước thì có thể yên tâm về sữa. Ngoài việc trực tiếp uống nước mẹ có thể bổ sung lượng nước vào cơ thể bằng việc ăn cháo, hoa quả,... Mẹ cũng hãy nhớ rằng, mẹ nào hay bị tắc sữa cũng đừng ăn chân giò hay các món béo, bởi các chất béo góp phần khá tích cực vào việc gây tắc sữa.
Hi vọng với những thông tin “thú vị” trên đây, đã giúp các mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn về sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất dành cho các thiên thần nhí của mình nhé! Mẹ có thể xem thêm các bài viết khác về sữa mẹ tại ĐÂY.
Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn tại đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ, hoặc ba mẹ tham khảo các khóa học tại ĐÂY.