Sữa hạt hay còn được biết đến với các hiểu đơn giản là sữa thực vật, đây là loại thức uống được làm từ ngũ cốc và các loại hạt.

Với chiết suất từ các loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, sữa hạt đã và đang được rất nhiều bố mẹ quan tâm đưa vào sử dụng cho các bữa ăn dặm của con hoặc làm thức uống cho cả gia đình.

Vào thời điểm trẻ bắt đầu tập ăn dặm, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng cao hơn so với thời kì trước, ngoài dinh dưỡng từ sữa mẹ, bố mẹ cũng bắt đầu tập cho bé sử dụng các loại sữa, thực phẩm từ các nguồn khác để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Nguồn gốc của sữa hạt

Sữa hạt hay còn được biết tới với tên gọi sữa thực vật (Plant –based milk) là loại thức uống được làm từ các loại đậu, hạt ngũ cốc như: yến mạch, đậu đen, đậu đỏ, óc chó,….hoặc kết hợp thêm các loại rau củ như: khoai tây, bí đỏ, cà rốt,….

Sữa hạt được sử dụng đầu tiên tại Tây Ban Nha như loại đồ uống giải khát bổ sung dinh dưỡng thay thế cho sữa bò vì một số lý do tôn giáo, môi trường. Dần dần khi thương mại phát triển loại sữa hạt này đã du nhập vào các nước ở Châu Âu, Châu Á,…loại sữa hạt phổ biến nhất là sữa đậu nành, sữa gạo, sữa dừa.

Dựa theo thành phần dinh dưỡng của các loại hạt, sữa hạt được chia thành hai nhóm chính :

Nhóm 1: Sữa hạt giàu chất béo, đạm (hạnh nhân, óc chó, các loại đậu…)

Nhóm 2: Sữa hạt ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, khoai lang, ngô…)

Lợi ích sức khỏe của sữa hạt

Các loại ngũ cốc, các loại hạt được coi là thực phẩm giúp cơ thể giữ ấm bên trong rất hiệu quả, đồng thời với hàm lượng chất dinh dưỡng lớn đây cũng là những thực phẩm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một số lợi ích mà chúng ta nhận được khi sử dụng sữa hạt.

Cung cấp nguồn dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Sữa hạt tuy là có hàm lượng đạm thấp hơn sữa bò nhưng lại bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết khác như vitamin, chất xơ, nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Giàu vitmain nhóm B, vitamin D,…

Chất xơ không hòa tan giúp tăn cường hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Chất xơ hòa tan giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột, chống viêm nhiễm và kiếm soát cân nặng hiệu quả.

Đối với người lớn các loại sữa hạt từ các quả hạnh như: óc chó, hạnh nhân, mắc ca,… chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe tim mạch, hệ xương trong khi đó protein động vật chứa nhiều hàm lượng chất béo và cholesterol cao nên việc sử dụng lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như : cao huyết áp, tim mạch, béo phì và sơ vữa động mạch.

Duy trì một làn da sáng mịn

Các loại đạm động vật thường đẩy nhanh quá trình lão hóa, axit hóa đường ruột dẫn tới cơ thể dễ bị nhiễm độc, phát sinh mụn nhọt, các vết thâm nám do bị độc tố tích tụ. Sữa hạt lại chứa các thành phần tự nhiên chống lão hóa, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đào thải độc tố, giúp duy trì làn da hồng hảo, sáng khỏe.

Dễ hấp thụ tốt cho hệ tiêu hóa: trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ bị dị ứng với đạm động vật gây ra các hiện tượng đầy bụng, khó tiêu trong khi đó sữa hạt lại rất an toàn vì chứa chất béo bão hòa và lượng đường thấp.

Khi nào bé có thể uống sữa hạt

Sữa hạt mẹ có thể bắt đầu chế biến cho trẻ trên 6 tháng tuổi kèm với thực đơn ăn dặm của con. Với những bé dưới 1 tuổi mẹ nên tránh dùng đưỡng cát trắng tinh luyện, nếu mẹ thấy sữa hạt quá nhạt thì hãy sử dụng một số loại đường hữu cơ dành riêng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Tác dụng của việc ngâm hạt trước khi nấu sữa?

  • Để loại bỏ hoặc làm giảm acid phytic điều này làm cho giá trị dinh dưỡng của các loại hạt được tăng lên
  • Để loại bỏ hoặc giảm tannin.
  • Để trung hòa các chất ức chế enzyme.
  • Để khuyến khích sản xuất các enzym có lợi.
  • Để tăng lượng vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
  • Để phá vỡ gluten và làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Để làm cho các protein sẵn sàng cho sự hấp thụ.
  • Để ngăn chặn sự thiếu hụt khoáng chất và mất xương.
  • Để giúp trung hòa các chất độc trong ruột kết và giữ sạch đại tràng.
  • Để ngăn ngừa bệnh và cải thiện điều kiện sức khỏe.

Việc ngâm hạt cho phép enzyme, lactobacilli và các sinh vật hữu ích khác phá vỡ và vô hiệu hóa một phần lớn acid phytic trong hạt ngũ cốc. Ngâm trong nước ấm cũng trung hòa các chất ức chế enzyme, hiện diện trong tất cả các hạt giống, và tạo điều kiện sản xuất rất nhiều các enzym có lợi.

Hoạt động của các enzym này cũng làm tăng số lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B. Trong quá trình ngâm và lên men, gluten và protein khó tiêu khác bị chia nhỏ thành các thành phần đơn giản sẵn sàng hơn cho sự hấp thụ. ”

Ngoài ra, quá trình ngâm hạt cũng đồng thời làm mềm vỏ và bắt đầu quá trình nảy mầm, loại bỏ acid phytic, do đó làm cho khoáng chất nhiều hơn. Ngâm cũng thúc đẩy tiêu hóa, nấu ăn nhanh hơn, bởi vì các enzyme tạo khí gas và trisaccharides được trung hoà vào nước.

Kinh nghiệm khi ngâm hạt

  • Nên ngâm với nước sạch, muối và có thể thêm chút gì đó có tính axit như nước chanh hoặc giấm, việc này sẽ kích thích phân rã phytic acid nhiều hơn.
  • Cho một ít lá rong biển kombu dưới đáy nồi với Tỉ lệ: 1 rong biển – 6 đậu hoặc hơn. Việc này làm tăng hương vị, tốt tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn, và nấu nhanh hơn.
  • Ngâm 1 phần đậu trong 4 phần nước trong 12 giờ hoặc qua đêm.
  • Để có kết quả tốt nhất, thay nước 1-2 lần.
  • Có thể để hạt ngâm trong ngăn mát của tủ lạnh nếu đinh ngâm qua đêm hoặc thời gian lâu.

Thời gian ngâm của từng loại ngũ cốc :

  • HẠT NGŨ CỐC                                    THỜI GIAN NGÂM
  • Đậu nành                                              8 – 10 giờ
  • Đậu xanh                                              6 – 8 giờ      
  • Đậu đen                                                2 – 4 giờ          
  • Đậu đỏ                                                  6 – 8 giờ
  • Đậu trắng                                              4 – 5 giờ
  • Đậu lăng                                               6 – 8 giờ
  • Mè (vừng)                                             6 – 8 giờ
  • Quinoa                                                 1 – 2 giờ                                                
  • Hạt kê                                                  6 – 8 giờ
  • Quả óc chó                                           3 -4 giờ
  • Hạnh nhân                                            8 -12 giờ
  • Lúa mì                                                  5 – 7 giờ
  • Gạo lứt                                                 12 – 24 giờ

Cách nấu sữa hạt đơn giản đúng chuẩn

Phương pháp 1: Ngâm - Nấu - Xay - Lọc

Bước 1: Sơ chế, rửa sạch các loại hạt, ngâm với nước sạch (có thể kèm thêm 1 vài hạt muối) theo thời gian, tiêu chuẩn cho từng loại hạt, thay nước sau 2 – 3 giờ ngâm. Rửa sạch, lọc lại những hạt đạt chất lượng để sử dụng (một số loại sẽ cần phải bóc vỏ bên ngoài )

Bước 2: Đun/ Nấu hạt với tỉ lệ nước nhất định và tuỳ theo nhu cầu sử dụng (đặc - loãng).

Bước 3: Xay hạt với tỉ lệ nước phù hợp bằng máy xay chuyên dụng.

Bước 4: Lọc thành phẩm: Lọc lại lấy nước cốt, bỏ bã. Khi sử dụng có thể thêm đường hoặc hương vị phù hợp theo sở thích.

Phương pháp 2: Ngâm - Xay - Lọc - Nấu

Bước 1: Sơ chế, rửa sạch các loại hạt, ngâm với nước sạch (có thể kèm thêm 1 vài hạt muối) theo thời gian, tiêu chuẩn cho từng loại hạt, thay nước sau 2 – 3 giờ ngâm. Rửa sạch, lọc lại những hạt đạt chất lượng để sử dụng (một số loại sẽ cần phải bóc vỏ bên ngoài)

Bước 2: Xay hạt với tỉ lệ nước phù hợp bằng máy xay chuyên dụng.

Bước 3: Lọc thành phẩm: Lọc lại lấy nước cốt, bỏ bã.

Bước 4: Đun nước cốt cho đến khi đạt thời gian tiêu chuẩn, thêm đường hoặc hương vị tùy thích

Phương pháp 3: Thường áp dụng khi nấu các loại hạt với củ, quả

  • Sơ chế, rửa sạch các loại củ, quả và hấp chín.
  • Xay hạt, củ, quả đã chín với tỉ lệ nước nhất định.
  • Thành phẩm: Lọc lại lấy nước cốt hoặc không lọc tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

Cách nấu sữa không bị khê

Sau khi đã lọc bỏ bã, bạn bắc nồi sữa lên bếp và đun nhỏ lửa, liên tục dùng muôi đảo đều theo hình tròn để tránh sữa lắng cặn và cháy đáy nồi. Thời gian thông thường để đun sữa là khoảng 15-30 phút, nồi sữa sủi tăm lăn tăn và dậy mùi thơm.

Đặc biệt với các loại hạt có chứa dầu như óc chó, hạnh nhân, mắc ca, điều... bạn chỉ cần đun sữa đến khoảng 60-80 độ C, sữa dậy mùi là dùng được. Tránh đun sữa đến sôi 100 độ C vì các chất dinh dưỡng không những không giữ được mà còn có khả năng chuyển hóa thành chất có hại có sức khỏe.

Tạo độ ngọt cho sữa hạt như thế nào?

Theo kinh nghiệm của Ăn dặm 3in1, bố mẹ có thể tạo độ ngọt cho sữa hạt bằng cách sử dụng quả chà là cho trẻ nhỏ, với các bạn nhỏ trên 1 tuổi thì bố mẹ có thể tạo độ ngọt cho sữa hạt bằng đường thốt nốt, các loại đường hữu cơ.  

Ngoài ra, bố mẹ có thể thêm đường phèn, mạch nha, sữa đặc... dùng với một lượng thích hợp để sữa hạt có mùi vị tự nhiên.

Các dụng cụ thường dùng để làm sữa hạt

  • Máy xay chuyên dụng.
  • Túi lọc sữa
  • Ca đong
  • Muôi gỗ
  • Nồi nấu
  • Rây lọc
  • Rổ ngâm hạt hai đáy
  • Cân điện tử
  • Đồng hồ bấm giờ

Cách bảo quản sữa hạt

Dụng cụ sử dụng phải được tiệt trùng và sấy khô để chống vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa hạt. Cách thông thường nhất là rửa sạch và tráng bằng nước sôi 100 độ C, để ráo nước.

Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, không để ở cánh tủ và tăng độ lạnh khi tủ có chứa nhiều đồ và thường xuyên đóng mở. Nhiệt độ tối ưu là từ 3 – 5 độ C.

Các loại hoa quả + hạt, củ + hạt nên uống hàng ngày, Các loại khác tốt nhất nên uống trong 2 ngày.

Sử dụng ngon nhất sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh từ 1 – 2 tiếng.

Khi vận chuyển, nên có bảo quản đá ở ngoài và lắc đều lên trước khi uống cho đều vị.

Để học thêm nhiều món ngon chế biến ăn dặm cho con, bố mẹ tham khảo tại kênh Đầu bếp Hoàng Cường, hoặc các khóa học của FamiEdu nhé.

Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ ngay nhé.

Chào mừng bạn đến với Cộng đồng ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim