Sữa mẹ từ lâu được ca ngợi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chân lý này đã được chứng minh bằng vô vàn nghiên cứu khoa học và sự lớn lên của hàng triệu trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ.
Tất cả trẻ sơ sinh đều được nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai trong thời kì trong bụng mẹ. Nhưng các protein này chỉ tồn tại trong máu trẻ sơ sinh trong VÀI TUẦN ĐẦU SAU SINH. Vậy trẻ sẽ nhận những kháng thể đó như nào cho các giai đoạn sau này. Cùng FamiEdu tìm hiểu rõ hơn về các kháng thể có trong sữa mẹ, giúp bạn có cái nhìn tổng quát về vai trò của sữa mẹ.
Thông thường có 2 cách để trẻ có thể miễn dịch với một loại bệnh nào đó:
- Thụ động (nhận trực tiếp kháng thể từ nguồn nào đó)
- Chủ động (cơ thể tự phát triển tạo ra kháng thể)
Miễn dịch thụ động trẻ nhận được khi còn trong bụng mẹ.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ sẽ truyền một kháng thể có tên là IgG vào cơ thể trẻ. IgG được biết tới là kháng thể quan trọng nhất trong máu (chiến 70-75%).
Có 5 loại kháng thể khác nhau:IgM, IgD, IgA, IgE, IgG, tuy nhiên khi còn trong bụng mẹ trẻ chỉ nhận được kháng thể IgG do chúng có kích thước nhỏ nhất trong các kháng thể tuần hoàn trong máu.
Cơ thể mẹ có loại kháng thể nào chống bệnh thì trẻ sinh ra cũng có những loại kháng thể này. Vì vậy ở một số nơi người ta tiêm vaccine cho mẹ trong giai đoạn mang thai để tăng lượng kháng thể truyền cho bé.
Một đặc điểm nữa tất cả các kháng thể IgG chỉ tồn tại trong cơ thể trẻ từ 3-6 tháng, tức là muộn nhất 6 tháng sau khi chào đời là các kháng thể biến mất. Sau 6 tháng tuổi cơ thể trẻ bắt đầu tự tạo và tổng hợp các kháng thể riêng cho bản thân, đến khoảng 4-5 tuổi thì trẻ sẽ đạt được hệ miễn dịch chống các kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh đa dạng như người trưởng thành.
Lưu ý:
- Cơ thể trẻ sẽ nhận kháng thể từ cơ thể mẹ bắt đầu từ 3 tháng giữa của thai kỳ (tuần 13-27) và sau đó đạt mức cao nhất ở ba tháng cuối thai kỳ.
- Đối với những trẻ sinh sớm (<32 tuần) sẽ không nhận được nhiều kháng thể từ mẹ nên dễ bị bệnh hơn trẻ sinh đủ tháng.
Miễn dịch thụ động qua sữa mẹ
Đầu tiên kể tới sữa non, loại sữa chứa kháng thể và dinh dưỡng cho bé trong vài ngày đầu tiên sinh. Sữa non chứa nhiều kháng thể IgA, có tới 12g IgA/lít giúp bảo vệ bề mặt của trẻ khi vừa sinh ra.
Sau vài ngày lượng kháng thể IgA trong sữa mẹ sẽ ít dần và còn khoảng 0,5-1 IgA/ lít. Một đứa trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ nhận được khoảng 75mg IgA.kg. Lượng IgA trong sữa mẹ cao gấp đôi người bình thường, giúp bảo vệ niêm mạc ở miệng, cổ họng và ruột của bé khỏi các vi sinh vật đường ruột.
Cơ chế bảo vệ này rất quan trọng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời, nhất là ở những nước đang phát triển có nguồn nước không sạch.
Miễn dịch chủ động
Do kháng thể từ mẹ sẽ biến mất lúc trẻ được 6 tháng tuổi nên từ giai đoạn này trẻ cần tự tạo ra kháng thể cho riêng mình. Phần miễn dịch chủ động ở trẻ có cơ chế tương tự như người lớn nhưng thường yếu hơn và chậm hơn nên dễ bị bệnh.
Ví dụ minh họa điển hình:
Bệnh tưa miệng, một loại bệnh gây ra bởi nấm candida có trong miệng, đường ruột và da. Nấm candida có thể phát triển mạnh và tạo nên các vệt trắng sữa trên lưỡi và bên trong má. Đối với những bạn bú mẹ do cơ thể mẹ không sản xuất được kháng thể chống lại nấm candida nên trẻ vẫn dễ bị bệnh lý này.
Một số thành phần khác ngoài kháng thể trong sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ.
Bên cạnh kháng thể thì sữa mẹ cũng chứa một số protein và hợp chất khác có hoạt tính sinh học giúp bảo vệ trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Lactoferrin: một loại protein có hoạt tính bảo vệ trẻ khỏi một số vi khuẩn nấm và virus. Không chỉ có trong sữa mẹ, lactoferrin còn được sản xuất tự nhiên trong cơ thể người và được tìm thấy trong nước mắt, dịch mật, dịch tụy.
Lysozyme: Chúng là các enzyme có tác dụng phá hủy lớp màng ngoài của các vi khuẩn gram âm như Salmonella và E.coli, thâm nhập vào các vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
Casein: Đây là loại protein chiếm đến 40% protein trong sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh thông qua nhiều cơ chế khác nhau.
Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời chống lại phần lớn các bệnh tiêu hóa, hô hấp thường gặp. Tuy nhiên, sự bảo vệ này chỉ có tác dụng tạm thời, để trẻ có được sự bảo vệ lâu dài hơn đòi hỏi hệ miễn dịch phải được tiếp xúc và huấn luyện với mầm bệnh, thông qua việc nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine.
Ba mẹ xem thêm các bài viết khác về sữa mẹ tại ĐÂY
Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn tại đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ, hoặc ba mẹ tham khảo các khóa học tại ĐÂY.