Một là hệ tiêu hóa khỏe mạnh là chìa khóa vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau khiến hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe mạnh, khiến trẻ biếng ăn, chán ăn hoặc cơ thể trẻ kém hấp thu các dưỡng chất.

Việc trẻ nhỏ có ăn uống tốt hay không là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong suốt quá trình nuôi con liên quan tới hệ tiêu hóa của trẻ như: Trẻ vận động bình thường nhưng dường như trẻ không phát triển? Trẻ thường có vấn đề về tiêu hóa như đi phân sệt, điều này có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ hay không? Chế độ ăn dặm như thế nào giúp trẻ có hệ tiêu hóa tốt?

Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa là một môi trường mở, nơi tiếp nhận rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng hoặc bất cứ thứ gì khác được đưa vào cơ thể trẻ nhỏ. Nếu hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường một số bệnh lí có thể xuất hiện:

1. Chất dinh dưỡng có được hấp thụ tốt hay không?

2. Vi khuẩn gây hại xâm nhập từ thực phẩm có đẩy lùi được hay không?

3. Tế bào niêm mạc ruột có nhận chất dinh dưỡng hay không?

Một điều mà chúng ta phải thừa nhận đó là những lợi khuẩn sống trong đường ruột đóng vai trò như 1 thừa tác viên hỗ trợ giao tiếp giữa vật chủ (cơ thể chúng ta) và đối tác của vật chủ (chất dinh dưỡng và cả những vi khuẩn có hại). Hệ lợi khuẩn này ở mỗi trẻ là riêng biệt, được hình thành do nhận từ mẹ lúc mang thai, sinh con và tiếp tục phát triển và cần ổn định trong giai đoạn sau sinh và cho đến 3 tuổi.

Theo GS. Iraci, ĐH Cambridge, Anh quốc, chính, hoạt động giao tiếp hữu hiệu giữa các lợi khuẩn và lớp tế bào niêm mạc ruột sẽ giúp đường ruột hoạt động hiệu quả: Giúp hấp thu chất dinh dưỡng hữu hiệu, hệ miễn dịch được tăng cường và ngăn ngừa các vi khuẩn có hại phát triển. Các phân tử trên màng của lợi khuẩn sẽ quyết định hoạt động giao tiếp có hữu hiệu hay không. Theo hướng dẫn của tổ chức tiêu hóa thế giới (WGO) đã định nghĩa rõ ràng hơn về lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe con người, còn được gọi là probiotics: Các lợi khuẩn cần có định danh rõ ràng đến cấp chủng [Giống như cần 1 thẻ CMND để biết Tên-Họ thật của chúng] và có đủ bằng chứng nghiên cứu lâm sàng trong hoạt động giao tiếp của nó với cơ thể trong ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe của con người

Để nghiên cứu hoạt động giao tiếp của chủng khuẩn, GS. Stoodley cùng cộng sự, ĐH Southampton, Anh, đã khảo sát các phân tử trên màng của chủng khuẩn L. reuteri DSM 17938, có trong sản phẩm BioGaia Protectis. Đây là chủng khuẩn probiotic điển hình được đề cập trong Hướng dẫn của Hiệp Hội Nhi Khoa Châu Âu năm 2017 về giúp cải thiện các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ như nôn trớ và khóc dạ đề (infant colic), đặc biệt với các bé bú mẹ hoàn toàn.

Nghiên cứu của GS. Stoodley đã cho thấy các phân tử này giúp nó trong hoạt động giao tiếp tích cực với các tế bào niêm mạc ruột: kích hoạt và điều hòa hệ thống phòng vệ, chống các vi sinh vật có hại xâm nhập, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng. Hơn nữa, nó cũng tăng cường khả năng hoạt động của các nhóm khuẩn có lợi khác tại đường ruột. Chính điều này đã giúp nó cùng các lợi khuẩn khác bành trướng lãnh thổ và cạnh tranh môi trường sống của các vi khuẩn có hại và đẩy lui chúng, theo TS.Urbańska.

Làm cách nào để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Để giúp trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bố mẹ có thể tham khảo những điều sau:

1. Thực phẩm ăn uống cho trẻ nên đa dạng dần, đến khi các bé đạt 4 tuổi có thể ăn gần như 80% sự đa dạng thực phẩm của người lớn –điều này giúp trẻ quen dần với mùi vị thức ăn và hoạt động tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

2. Tương tác với trẻ trong bữa ăn khi trẻ bắt đầu tuổi ăn dặm (tầm 6 tháng tuổi), giúp trẻ học nhai tốt và hoàn thiện kỹ năng nhai trong độ tuổi nhạy cảm với vị giác và xúc giác trong miệng từ 14-36 tháng tuổi. Việc học nhai có thể bắt đầu bằng cách giúp trẻ làm quen với cách cắn và nhai mẫu thịt trên đùi gà, điều này cũng giúp trẻ quen dần với việc tỉ mỉ lấy mẫu thịt để nhai và cắt nhỏ ra. Trẻ chưa có răng xuất hiện vẫn có thể thực hành tốt điều này.

3. Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là 1 giai đoạn định cư và ổn định của những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Giai đoạn từ khi bắt đầu ăn dặm là cơ hội mở cho các vi sinh vật có hại xâm nhập và định cư vào đường ruột. Do đó, giúp trẻ bổ sung các lợi khuẩn là được khuyên. Có thể duy trì hằng ngày thông qua các thực phẩm bổ sung dạng ăn hoặc uống có chứa lợi khuẩn hoặc liên tục mỗi 6 tháng trong năm với các loại bổ sung dạng probiotics.

4. Có 1 điều bạn có thể chưa biết! Đường ruột được xem như bộ não thứ 2 của con người. Mát-xa bụng là một liệu pháp gia tăng tương tác mang nhiều lợi ích sức khỏe cho các bé dưới 2 tuổi và nâng cao những giá trị tinh thần trong việc xây dựng tình cảm giữa mẹ và bé thông qua những đụng chạm nhẹ nhàng, cải thiện và ngăn ngừa những triệu chứng tiêu hóa, giúp sự tăng trưởng và hạn chế biếng ăn. Nhóm nghiên cứu của GS.Tekgündüz đã gửi một thông điệp rằng: tương tác mẹ con là liệu pháp làm bé bạn khỏe mạnh hơn, kỹ thuật mát-xa bụng tình yêu của mẹ "I LOVE U" đã cho thấy những cải thiện trong những vấn đề ăn uống ở các bé sinh thiếu tháng và nhẹ cân, bao gồm ói (nôn trớ), táo bón.

Bài viết có tham khảo từ: Bác sĩ Anh Nguyễn

  • Bố mẹ tham khảo thêm các hướng dẫn chế biến món ngon tại đây nha!
  • Nếu bố mẹ chưa biết cách xây dựng thực đơn đa dạng đầy đủ dinh dưỡng cho con hãy tham khảo các khóa học của FamiEdu nhé ạ.

Chào mừng bạn đến với Cộng đồng ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim