Tính chung đầu năm 2024 đến tuần 48, TP. HCM ghi nhận 2.438 ca bệnh sởi, bao gồm 1.752 ca nội trú và 686 ca ngoại trú, đã có 4 trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó, số ca bệnh từ các tỉnh khác điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn TP. cũng gia tăng với 574 ca, tăng 29,3% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 342 ca điều trị nội trú. Từ đầu năm đến nay, số ca sởi tích lũy từ các tỉnh khác là 4.242 ca, bao gồm 3.219 ca nội trú và đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong tại bệnh viện của TP. HCM.
Nhiều bố mẹ có con nhỏ đang cực kỳ lo lắng. Nhưng bố mẹ hãy bình tĩnh và đọc hết các thông tin quan trọng về bệnh sởi sau đây nhé.
1. Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̂𝐲 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, lây từ người sang người thông qua dịch tiết hô hấp của người bệnh như ho, hắt hơi, nước bọt,...4 ngày trước khi nổi ban và 4 ngày sau khi nổi ban.
2. 𝐃𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐮̉𝐚 𝐬𝐨̛̉𝐢
Sốt, mắt đỏ kèm nhèm, sưng nề mi mắt, chảy nước mắt nước mũi ho.
Phát ban ở sau tai lan đến mặt, xuống cổ, ngực, lưng, tay, chân. Đặc điểm ban màu hồng, hơi nổi gờ trên mặt da, xen kẽ các vùng da lành.
Giai đoạn lui bệnh, ban nhạt màu dần để lại những vết thâm như vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
3. 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?
Cho trẻ tiêm đủ vắc xin theo đúng lịch: Mũi 1 khi trẻ được 9 tháng và tiêm nhắc lại mũi 2 vào lúc 18 tháng. Ngoài ra cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang, giữ vệ sinh tay, chân, da, mắt, mũi họng.
4. 𝐓𝐢𝐞̂𝐦 𝐯𝐚̆́𝐜 𝐱𝐢𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐛𝐚𝐨 𝐥𝐚̂𝐮 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐨́ 𝐤𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉?
Sau khi tiêm vắc xin cơ thể cần từ 2 - 3 tuần để tạo kháng thể.
Nếu tiêm mũi 1 thì có độ bảo vệ khoảng 80 - 90%.Tiêm mũi 2 bảo vệ 10 - 20% còn lại.
5. 𝐌𝐚̆́𝐜 𝐬𝐨̛̉𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 đ𝐢 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐠𝐚𝐲?
Sởi có nhiều mức độ. Với thể nhẹ ban rải rác, nhạt, rời rạc, không kết dính, bay nhanh, thể này thường gặp ở trẻ đã tiêm phòng và thường hồi phục nhanh chóng. Nhưng với thể nặng ban dày đặc, che kín toàn bộ da trên cơ thể, ban mọc ở cả gan bàn tay, chân thì bố mẹ cần lưu ý những tình huống sau đây cần phải nhập viện:
- Sốt cao khó hạ > 48 giờ
- Còn sốt cao sau khi ban đã thâm, bay (tầm soát lý do sốt kéo dài)
- Thể nặng
- Có bệnh lý nền: tim bẩm sinh, đang viêm phổi (virus, vi khuẩn), suy giảm miễn dịch (đang điều trị ung thư, thận hư...)
- Có biến chứng viêm phổi, viêm não tủy
6. Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ đ𝐨̂́𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐧𝐡𝐞̣ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?
Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi do Bộ Y tế ban hành thì bố mẹ cần thực hiện các hướng dẫn sau:
- Cách ly: từ lúc nghi sởi đến ít nhất 4 ngày sau khi phát ban.
- Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid.
- Tăng cường dinh dưỡng.
- Hạ sốt:
+ Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
+ Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung vitamin A:
+ Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ 6 - 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
+ Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 - 6 tuần
Các cô FamiEdu mong rằng những thông tin này sẽ phần nào giúp bố mẹ vững vàng kiến thức để bảo vệ con trước bệnh sởi. Cầu mong bình an cho mọi em bé của FamiEdu.
Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ ngay nhé.