Gia vị cho bé ăn dặm là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm vì không phải cha mẹ nào cũng hiểu độ tuổi nào nên nêm gia vị và nêm bao nhiêu là đủ để không ảnh hưởng đến vị giác và sức khỏe của bé?

Khi nêm gia vị vào bất cứ thức ăn nào cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần nêm đúng loại và đúng độ tuổi để đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp với cơ thể trẻ nhỏ, tránh các trường hợp quá tải cho các cơ quản và chức năng của nội tạng.

Ăn dặm là một hành trình đầy thử thách cũng như thú vị mà mọi gia đình đều phải trải qua. Khoảng thời gian bé ăn dặm là lúc có nhiều khủng hoảng nhất giữa các thành viên trong gia đình.

Một trong những cuộc chiến thường gặp nhất là việc nêm gia vị cho đồ ăn dặm của bé với hàng tỷ câu tranh luận được đưa ra như: "Nhạt như thế làm sao mà ăn được", "Trẻ con phải đậm một chút nó mới ăn", "Không có muối, thiếu iot là còi xương"... Vậy làm cách nào để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn và biết cách nêm gia vị cho bé ăn dặm phù hợp, cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của FamiEdu để biết cách sử dụng gia vị cho bé ăn dặm phù hợp nhất.

Gia vị là gì? Hiểu đúng về cách sử dụng gia vị cho bé ăn dặm

Hiểu đúng về vị giác của bé

Số lượng chồi vị giác là khác nhau giữa trẻ em (dưới 3 tuổi) và người lớn. Ví dụ, các bé có khoảng 10000 chồi vị giác, nhưng người lớn thì chỉ có khoảng 5000 chồi vị giác.

Do đó, báo cáo năm 2005 của trung tâm Monell Chemical Senses, Mỹ đã cho thấy: vị giác về cảm giác mặn tàm tạm của người lớn, sẽ là cảm giác rất mặn cho các bé. Do đó, việc dùng lưỡi của cha mẹ thử vị cho thức ăn của bé là không chính xác.

Dùng gia vị không đúng lượng có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây biếng ăn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của thận và gan, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi.

Gia vị là gì? Gia vị bao gồm những gì?

Gia vị là một phần luôn đóng vai trò quan trọng trong các món ăn, đặc biệt với các món ăn của người Việt. Có rất nhiều loại gia vị khác nhau, mỗi loại gia vị đều mang đặc trưng khác nhau, tuy nhiên cũng chỉ có một số loại gia vị thông dụng trong các gia đình thường bao gồm: đường, muối, bột nêm, bột ngọt, nước mắm, nước tương, hành, tỏi, tiêu, ớt, rau thơm, mật ong, giả muối thực vật.

Mặc dù có rất nhiều loại gia vị khác nhau nhưng không phải loại gia vị nào cũng dùng cho trẻ nhỏ được, chính vì vậy bố mẹ cần lựa chọn đúng thời gian và loại gia vị phù hợp với trẻ nhỏ.

Tại sao cần nêm gia vị, dầu ăn đúng cho trẻ nhỏ

Nêm gia vị ở độ tuổi quá sớm có thể dẫn tới rối loạn các vi giác, góp phần gây ra các hiện tượng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Việc nêm gia vị không đúng cho trẻ từ sớm dẫn đến ảnh hưởng thận và các vấn đề khác cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Tương tự như vậy, nếu nêm quá dầu vào thức ăn của trẻ khiến đồ ăn trở nên bóng nhoáng, khi thức ăn đi vào cơ thể gây cản trở hấp thụ một số chất và gây đầy bụng, thừa ăn hoặc béo phì.

Lượng gia vị tối đa cho vào thức ăn của trẻ:

Quy ước: muỗng cafe dùng trong ước lượng là có kích thước như sau: dài 4 cm và rộng 3 cm

1. Bé dưới 1 tuổi:

Đối với trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ không nên giới thiệu đường, muối, nước mắm, nước tương, bột nêm cho bé. Ở độ tuổi này trẻ cần phát triển các vị giác dựa trên các vị tự nhiên của thực phẩm, nếu sử dụng gia vị không phù hợp thì vị giác của trẻ sẽ không ổn định. Một số loại gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ tham khảo.

  • Muối, đường, bột nêm: không dùng
  • Nước mắm, nước tương (dù là loại trẻ em): không dùng
  • Giả muối thực vật: Lượng bằng 1 muỗng cafe/ngày (dạng bột như hướng dẫn ở trên)
  • Tiêu: Lượng bằng phần đầu của muỗng/ngày -xem hình đính kèm (chỉ dùng cho bé trên 10 tháng)
  • Hành, tỏi: Lượng bằng 1 muỗng cafe/ngày- xem hình đính kèm (chỉ dùng cho bé trên 10 tháng)
  • Rau thơm các loại: Lượng bằng 1 muỗng cafe/ngày
  • Dầu ăn: 1-2 muỗng cafe/ngày. Tuần không quá 4 ngày.
  • Mật ong: Không dùng

Trong trường hợp nếu bé đã quen với việc sử dụng gia vị thì bố mẹ có thể chữa cháy bằng một số cách sau:

  • Chỉ nêm gia vị vào giai đoạn ướp thực phẩm, lượng gia vị chỉ ½ muỗng trên  200g thịt sống và giảm dần theo thời gian.
  • Sử dụng muối giả làm từ thực vật
  • Sử dụng hành tỏi làm gia vị cho món ăn: 1 muỗng 1 ngày (sử dụng cho bé trên 10 tháng tuổi)
  • Sử dụng các loại rau thơm: 1 muỗng 1 ngày
  • Trẻ 6 tháng tuổi nên sử dụng bằng dầu oliu, dầu gấc hoặc dầu hướng dương 100% cho trẻ nhỏ, mỗi lần ½ muỗng và không quá 4 ngày/ tuần. Trẻ trên 7 tháng có thể sử dụng thêm các loại dầu như dầu đậu nành, dầu óc chó,… và mỗi lần ½ muỗng và không quá 4 ngày/ tuần.

2. Bé từ 1- 3 tuổi:

  • Muối, đường, bột nêm 1/2 muỗng cafe - xem hình đính kèm
  • Nước mắm, nước tương (dùng loại người lớn hay trẻ em đều được, nước mắm không dùng loại đạm cao): 1 muỗng cafe/ngày
  • Giả muối từ thực vật: Lượng bằng 1 muỗng cafe/ngày (dạng bột như hướng dẫn cách làm ở trên)
  • Tiêu: Lượng bằng phần đầu của muỗng/ngày
  • Ớt: Lượng bằng phần đầu của muỗng/ngày
  • Hành/tỏi: Lượng bằng 1 muỗng cafe/ngày
  • Rau thơm các loại: Lượng bằng 1 muỗng cafe/ngày
  • Dầu ăn: 1-2 muỗng cafe/ngày. Tuần không quá 4 ngày.
  • Mật ong: lượng bằng 1 muỗng cafe

3. Bé trên 3 tuổi

Có thể ăn đa dạng gia vị theo khẩu vị của gia đình. Nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế đường, muối, nước mắm trong chế biến món ăn để giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư bao tử khi bé trưởng thành.

Theo các khuyến cáo của các tổ chức y tế thế giới về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, chế độ ăn nhạt này nên được duy trì CÀNG LÂU CÀNG TỐT. Vị giác của người lớn đã quen với việc phải ăn muối, thậm chí nếu không có vị mặn thì sẽ không thể ăn được, nhưng trẻ em trong suốt 6 tháng đầu đời sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức thì đều rất nhạt, cùng với đó hệ tiêu hóa còn non nớt, nếu tiếp xúc với gia vị của người lớn quá sớm bé rất dễ bị hại thận, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.

Cách làm giả muối từ thực vật sử dụng cho bé ăn dặm

Trong trường hợp bố mẹ ông bà đã lỡ nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi. Do đó, các bé có thể đã bị rối loạn vị giác và không chịu ăn khi không nêm. Cha mẹ có thể làm giả muối từ thực vật để giúp các bé cân bằng vị giác.

Do hàm lượng Natri trong thực vật thấp, và ở dạng muối hữu cơ nên giúp cân bằng vị giác cho các bé. Tuy nhiên, nếu các bé nào mà cha mẹ chưa nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi thì không khuyên dùng giả muối từ thực vật.

Cách làm giả muối từ thực vật.

Giả muối từ thực vật là dạng bột xay nhuyễn từ những loại thực vật để tạo vị cho món ăn, giúp các bé dưới 1 tuổi đã lỡ

cho ăn chế độ có nêm muối/đường/nước mắm do cha mẹ không để ý. Ts.Bs. Challote, trung tâm nghiên cứu tim mạch, Mỹ cho biết: giả muối có thể giúp thay thế vị của muối để tạo cân bằng vị trên các chồi vị giác. Tuy nhiên, giả muối từ các loại tảo hay rong biển là không khuyên dùng cho bé vì có thể dư hàm lượng Iodine.

Công thức làm giả muối

Công thức 1:

Nguyên liệu:

  • 1/2 nắm tay cây hương thảo (rosemary)
  • 1/2 nắm tay hẹ tây (chive)
  • 1/2 nắm tay ngò tây (Parsley)
  • 3 lá nguyệt quế (Bay leaves)

Cách làm:

  • Phủ 1 tấm giấy lên 1 cái đĩa, cho từng loại cây trên lên và phủ 2 lớp giấy.
  • Sau đó cho vào lò vi sóng quay chế độ 700 Watt trong 2 phút mỗi loại.
  • Sau 2 phút, các loại cây trên đã được sấy khô, và bắt đầu giã nhuyễn, nghiền mịn.
  • Lưu vào hủ thủy tinh sạch, đậy nắp kín, để nơi khô thoáng.
  • Dùng như dạng giả muối. Lưu trữ và dùng trong 1 tuần. (ĐH Bang Oregon, Mỹ). Giả muối này nên cho vào thức ăn lúc nấu và nấu kỹ. Đối với các bé thường bị dị ứng hay viêm da cơ địa thì không khuyên dùng giả muối này.

Công thức 2:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm tay mè đen
  • 1 nắm tay mè trắng

Cách làm: Để chảo nóng, rang 2 loại mè với nhau trong 2 phút, khi mè vàng đều. Tắt bếp, giã  nhuyễn, nghiền mịn. Lưu vào hủ thủy tinh sạch, đậy nắp kín, để nơi khô thoáng. Lưu trữ dùng trong 1 tuần. Dùng như dạng giả muối.

Sử dụng gia vị sớm cho trẻ là hoàn toàn không tốt, nhưng nếu mẹ phải chịu áp lực từ gia đình thì hãy cố gắng giải thích với gia đình hoặc kéo dài thời gian sử dụng gia vị cho bé càng muộn càng tốt. Hoặc kết hợp sử dụng các gia vị giả muối hoặc gia vị phù hợp với từng tháng và độ tuổi của trẻ.

Ba mẹ đọc thêm bài viết về Rau gia vị tại ĐÂY nhé.

Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn tại đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ, hoặc ba mẹ tham khảo các khóa học tại ĐÂY.

Chào mừng bạn đến với Cộng đồng ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim