Cho trẻ ăn là một quá trình không dễ dàng đối với các bậc cha mẹ, bởi suốt quá trình này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố tâm lý phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều sai lầm đến từ suy nghĩ một điều của cha mẹ mà khiến trẻ không có bất cứ hứng thú nào với bữa ăn.

Trẻ rất dễ bị mất hứng thú với bữa ăn khi bị ép phải ăn cái gì, ăn lượng bao nhiêu,…. Thực tế, trẻ cũng là một cơ thể tự do, bản thân trẻ tự hiểu, tự biết cơ thể mình mong muốn, ưa thích cái gì,… nên việc trẻ bị ép dẫn tới việc chán nản, lâu dần trẻ sẽ không còn hứng thú với bữa ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giúp trẻ hứng thú với bữa ăn hãy “Hỏi thăm sớm ý kiến của trẻ, mẹ sẽ hiểu về con hơn và giảm sự phản kháng trong bữa ăn”. Dưới đây là một vài gợi ích giúp trẻ hứng thú với bữa ăn.

1, Trẻ con thích màu sắc

Chén cơm thông thường sẽ có 3 màu: màu trắng của cơm, màu xanh của rau và màu nâu của thịt (đạm), tuy nhiên đối với những bạn nhỏ dưới 8 tuổi thì 2 màu này ít gây được hứng thú của trẻ nhỏ.

Thay đổi một chút các màu với bữa ăn của trẻ: thêm các màu sau: đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá, hồng vào bữa ăn để thấy sự khác biệt. nếu một ngày trẻ thấy những viên cơm màu hồng bắt mắt, chắn chắn trẻ sẽ òa lên  thích thú và dễ dàng ăn hết một cách vui vẻ.

2, Trẻ thích bữa ăn có nhiều hình dạng

Một báo cáo thú vị của TS. Clare E. tại hội thảo thường niên của ĐH Loughborough, Anh Quốc về những rau củ được cắt đủ hình dạng: que, tam giác, hình vuông...Sự thật là nó tạo 1 gắn kết về thử thách toán học đa giác 'tự động" cho trẻ lúc ăn.

Đơn giản, trẻ con lúc này tìm thấy vài task "toán học cũng vui vui" cho não bộ giải quyết, nên trẻ sẽ tập trung hơn trong việc ăn.  Để giúp trẻ ăn ngon hơn và hứng thú với bữa ăn cha mẹ nên đầu tư thêm thời gian để cắt các hình đơn giản cho bữa ăn rồi luộc hoặc hấp chúng lên, hoặc thay vì cho bé ăn cơm thường bạn có thể trộn cơm cùng thịt, rau, cá hồi,… sau đó tạo hình cho bé ăn dặm, hoặc cách đơn giản hơn là nắm cơm thành hình tam giác hoặc hình tròn rồi bọc thêm lớp rong biển ở ngoài (hầu như bạn nhỏ nào cũng rất ưa thích rong biển)

3, Trẻ rất thích ăn những cấu trúc giòn giòn

Không quá khó hiểu khi tại sao những bạn nhỏ thích ăn snack đến vậy? Thực tế là các công ty này nghiên cứu khá kĩ về tâm lý “chạm & nghe” ở trẻ nhỏ, các miếng bánh snack ngoài vị ngon còn có cái rôm rốp rất thú vị khi ăn.

Cũng chính vì đó mà trẻ con rất thích ăn snack đôi khi còn là nghiện luôn, thay vì ăn cơm trẻ sẽ thích ăn snack hơn.

Do đó, lời khuyên tốt nhất là hạn chế hoặc không nên giới thiệu bánh snack cho trẻ dưới 3 tuổi. Bạn nên tạo cảm giác giòn giòn hay gọi là "chạm & nghe" ấy từ chính thức ăn của bạn trước khi trẻ biết đến bánh snack sau 3 tuổi. Lí do nằm ở trẻ con sẽ phát triển cấu trúc giòn giòn trong độ tuổi 1-3, do đó, trẻ sẽ học cấu trúc từ thức ăn do bạn nấu và sẽ quen với vị của bạn, khi chuyển sang ăn bánh snack đóng gói thì trẻ không dễ bị nghiện cái vị của nó nữa.

Có nhiều cách tự làm cấu trúc giòn giòn trong bữa ăn giúp trẻ hứng thú với bữa ăn như:

  • Khoai tây/sake tự chiên tại nhà.
  • Cá chiên
  • Thịt gà xé sấy giòn
  • Mè rang phủ lên cơm viên

Dĩ nhiên, luôn cân bằng bữa ăn là yếu tố không bao giờ thừa cho sức khỏe. Chỉ nên giới thiệu xen kẽ hoặc 2-3 ngày/tuần là được.

4, Trẻ thích ăn theo nhu cầu thực sự của trẻ

Nếu chúng ta nhìn vào bữa ăn bị ép bị dụ, trẻ con không cải thiện về lượng ăn cho những lần sau, mà sự dụ hoặc sự ép sẽ càng tăng cường độ. Một điều mà chúng ta cần quan tâm là trẻ con có nhu cầu riêng của trẻ. Điều chúng ta nên làm là học dần để nhận biết nhu cầu đó, như khi nào trẻ đói, khi nào trẻ no, thích ăn cái gì và chưa quen cái gì. Đáp ứng theo nhu cầu là cách hữu hiệu nhất giải quyết biếng ăn. Dụ hoặc ép chỉ là tạm thời giải quyết, nhưng nó sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn.

5, Trẻ thích được gọi tên món ăn

Điểm này khá thú vị cho các bé dưới 8 tuổi vì trẻ phát triển trí nhớ ở thời điểm này nên trở nên nhận thức về sự tồn tại của tên gọi và tìm nhiều thú vị khi được mẹ chỉ món này tên gì làm từ gì. Hãy tìm vài cái tên vui vui để đặt cho những món ăn của bạn làm và những món bé thích ăn.

Với những kiến thức được chia sẻ ở phần trên, FamiEdu hy vọng bố mẹ đã có những kiến thức, kinh nghiệm cho riêng bản thân để có thể giúp trẻ hứng thú với các bữa ăn hơn.

Chúc bố mẹ thành công!

Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn tại đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ, hoặc ba mẹ tham khảo các khóa học tại ĐÂY.

Chào mừng bạn đến với Cộng đồng ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim