Cà tím được biết tới là một thực phẩm rẻ tiền, dễ mua và giàu dinh dưỡng cho cơ thể. Có thể nhiều người không chú ý nhưng trong cà tím rất giàu sắt, canxi, các chất chống oxy hóa,… giúp lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Việc bổ sung cà tím vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà cả gia đình còn có những bữa ăn ngon từ cà tím. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ đang trong quá trình ăn dặm, cà tím không chỉ món ăn dặm thơm ngon mà còn giữ vai trò cân bằng nhiều giá trị dinh dưỡng khác nhau.
Để giúp bố mẹ hiểu hơn về tác dụng vô cùng lớn của cà tím, cách mua, cách bảo quản và cách chế biến cà tím sao cho giữ đúng được hương vị và dinh dưỡng của món ăn, Ăn dặm 3in1 đã tổng hợp các kiến thức khác nhau trong nội dung bài viết này, bố mẹ cùng tham khảo nhé!
Giá trị dinh dưỡng của cà tím
- Giàu vitamin A tốt cho mắt, tóc
Trong cà tím chứa một lượng khá lớn vitamin A – đây là loại vitamin được biết tới vô cùng tốt cho mắt. Cùng với đó cà tím còn chứa một hợp chất hòa tan – anthocyanin đây là hợp chất tốt cho hệ thần kinh trung ương giúp dự phòng đục thủy tinh thể, giúp mắt luôn sáng khỏe.
- Tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn kháng virus
Cà tím là thực phẩm một số chất ổn định và chất chống oxy hóa như vitamin C, mangan,… giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh đó nhờ chứa hàm lượng lớn các vitamin nhóm B như B1 và B6 giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, hấp thụ các dưỡng chất từ thực phẩm khác chuyển hóa thành năng lượng tích cực cho các hoạt động của cơ thể, từ đó giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và năng lượng cho các hoạt động cả ngày dài của trẻ nhỏ.
- Duy trì huyết áp và sức khỏe của hệ tim mạch
Trong cà tím có chứa một hàm lượng lớn kali có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt, giảm các cholesterol xấu trong cơ thể. Cùng với đó phần vỏ và thịt của cà tím còn giàu flavonoid một chất giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng mệt mỏi cho cơ thể.
- Giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
Cà tím là một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ và lượng carbohydrate hòa tan rất thấp, vì vậy đây là thực phẩm ít calo rất tốt cho những người có nhu cầu giảm cân hoặc bổ sung thêm năng lượng mà không sợ béo.
Cà tím có lượng nước lớn, hàm lượng chất xơ cao nên khi tiêu thụ chúng sẽ giúp cơ thể thải độc hiệu quả, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, tình trạng táo bón cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Đối với người lớn cà tím như một thực phẩm hỗ trợ rất lớn cho những người bị tiểu đường và đau dạ dày.
- Giúp xương chắc khỏe
Bởi chứa hàm lượng lớn vitamin K, sắt và canxi mà cà tím được biết tới là thực phẩm giúp cơ thể duy trì một hệ xương chắc khỏe. Vitamin K đóng vai trò như một chất kích thích giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi vào cơ thể tốt hơn.
Ngoài ra, mangan một khoáng chất tự nhiên giúp cấu thành hệ xương cũng được phát hiện có trong cà tím. Giống như vitamin K, mangan giúp chuyển hóa canxi, tạo thành các enzyme cần thiết để cấu thành nên hệ xương chắc khỏe.
- Hạn chế tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ
Khi nhắc tới bổ sung thực phẩm để tăng cường sắt cho cơ thể, mọi người thì nghĩ ngay tới các thực phẩm như tôm, cua, hải sản,… mà quên mất rằng cà tím cũng là một thực phẩm giàu sắt. Lượng sắt trong cà tím góp phần giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ nhỏ, cùng với đó giúp tái tạo các tế bào hồng cầu trong cơ thể.
- Nuôi dưỡng và cải thiện hệ tuần hoàn
Trong cà tím có chứa nhiều chất phytonutrients đây là chất giúp cải thiện hoạt động của hệ tuần tuần hoàn, lưu thông lượng máu trong cơ thể. Dưỡng chất này chủ yếu nằm ở vỏ của cà tím nên khi chế biến các món ăn từ cà tím hãy giữ lại phần vỏ của chúng.
Một số lưu ý khi chế biến cà tím cho trẻ nhỏ ăn dặm
Mặc dù rất tốt nhưng khi chế biến cà tím cho trẻ nhỏ bố mẹ cần sử dụng giấm hoặc chanh để làm thúc đẩy sự phân hủy của solanin trong cà tím bởi đây là chất rất tốt trong quá trình ức chế tế bào ung thư nhưng nó cũng có tác dụng phụ là gây mê.
Đối với trẻ nhỏ chỉ nên chế biến cà tím 1-2 tuần/lần, mỗi lần chỉ khoảng 50g và chế biến cùng một số loại thực phẩm khác cho bé ăn kèm, chứ không nên chỉ ăn riêng mình cà tím. Trẻ bắt đầu từ 8-10 tháng tuổi là bố mẹ có thể sử dụng cà tím thêm vào cho bé ăn dặm.
Khi mua cà tím bố mẹ lựa chọn những quả có vẻ ngoài mịn, màu tươi, cuống màu xanh tươi. Có thể mua nhiều cà tím và bảo quản ở tủ lạnh trong thời gian 1-2 tuần, nếu cà tím đã gọt vỏ thì nên sử dụng ngay để tránh hư hỏng.
Để món ăn trở nên ngon hơn, trước khi nấu nên tiến hành ngâm cà tím với nước muối loãng để loại bỏ toàn bộ vị đắng của cà tím và chất dựa có trong cà tím.
Cà tím có tính hàn vì vậy khi chế biến có thể thêm một vài lát gừng để giảm bớt tính hàn. Đặc biệt, cà tím không phù hợp với những người đang bị hen suyễn hoặc đang có vấn đề sức khỏe như ốm hay mệt.
Cà tím mặc dù rất tốt nhưng nên cân nhắc chỉ nên sử dụng 1-2 lần trên tuần cho bé.
Một số món ăn ngon hấp dẫn bố mẹ có thể chế biến cho trẻ
- Cà tím hấp: Đây là món đơn giản mà bố mẹ có thể cho bé tập ăn dặm, cà tím chỉ cần được làm sạch sau đó thái lát mỏng hoặc que dài đem hấp chín cho bé tập ăn.
- Cà tím nướng thịt băm: Với món ăn này mẹ bổ đôi quả cà tím sau đó khoét phần nhân cà tím trộn cùng thịt băm sau đó cho vào lại lòng quả rồi đem nướng. Mẹ cũng có thể cho thêm một chút phô mai rắc để món ăn thêm hấp dẫn, cà tím nướng sẽ có vị ngọt của cà tím và thịt cùng với đó là mùi thơm phức từ phô mai.
- Cà tím xào thịt băm: Với món ăn này mẹ thái cà tím thành hạt lựu, đem xào với thịt băm, chỉ mất khoảng 10 phút là đã có món cà tím thịt băm trộn cùng cơm cho bé rồi.
Với những lợi ích và công dụng tuyệt vời của cà tím mà Ăn dặm 3in1 đã chia sẻ ở trên, hy vọng bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các loại Thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ có bất cứ thắc mắc trong suốt hành trình ăn dặm của con, hãy inbox page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ ngay nhé.