Nấm là một trong những thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Mặc dù được sử dụng nhiều nhưng có lẽ bố mẹ chưa biết nấm là một trong những loại thực vật nhiều dinh dưỡng hơn cả thịt động vật, mà vẫn đảm bảo khẩu phần ăn lành mạnh cho các bạn nhỏ.
Nấm là một loại thực phẩm sạch, có vị ngọt tự nhiên và được rất nhiều gia đình ưa thích. Ngoài ra, nấm còn được phát hiện với công dụng chữa bệnh, được phát hiện từ năm 470 trước Công nguyên, nhưng sau đó một thời gian dài vào năm 1650 mới có nông dân Pháp bắt đầu đưa nấm vào trồng và phổ biến trên khắp thế giới như hiện nay.
Hãy cùng Ăn dặm 3in1 tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời từ nấm dưới đây nhé!
Nấm là gì?
Nấm không phải động vật cũng không phải là thực vật, trong khoa học nấm được xếp riêng thành một ngành hiểu đơn giản là các sinh vật dị dưỡng, phát triển mạnh bằng cách lấy các chất dinh dưỡng từ xác của động vật hoặc thực vật đã thối rữa.
Mỗi loại nấm khác nhau lại có môi trường sống, màu sắc và kiểu dáng khác nhau.
Có rất nhiều loại nấm, mỗi loại nấm lại có hương vị và chế biến được những món ăn khác nhau.
Những lợi ích sức khỏe của nấm đối với trẻ nhỏ
Nấm là một trong những thực phẩm ít muối, ít chất béo và calo, cùng với đó nấm lại chứa nhiều chất xơ có lợi như chitin, beta-glucan, và các chất chống oxy hóa. Vì vậy, ăn nấm tốt cho cơ thể mà không sợ thừa chất tăng cân, béo phì.
1. Giàu canxi tốt cho sự phát triển của xương
Cùng với vitamin D, nấm rất giàu canxi. Hàm lượng canxi và vitamin D có trong nấm cao giúp hình thành và củng cố độ bền chắc của xương, vitamin D giúp hỗ trợ chuyển hóa hấp thụ canxi, đồng thời canxi kích thích cơ thể hấp thụ sắt từ các thực phẩm khác.
2. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Thành phần của nấm không chứa cholesterol và rất ít chất béo và natri nên rất tốt cho các hoạt động của hệ tim mạch.
Cùng với đó trong nấm chứa một hàm lượng nhỏ kali – khoáng chất này hoạt động như một loại thuốc giúp giãn mạch và làm giảm huyết áp. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng kali con góp phần cải thiện trí não và hoạt động thần kinh.
3. Giàu chất sắt
Nếu cơ thể đang có dấu hiệu thiếu sắt thì việc bổ sung nấm vào thực đơn hàng ngày là điều cần thiết. Trong nấm có chứa hàm lượng lớn sắt, đây là dưỡng chất giúp hình thành các tế bào máu mới, từ đó cung cấp oxy cho các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
4. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Trong nấm có chứa hàm lượng lớn vitamin A, C, các vitamin nhóm B, đây là những loại vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Một hệ miễn dịch tự nhiên là điều cần thiết cho sự phát triển không ngừng của trẻ nhỏ để phòng và điều trị các bệnh thông thường.
Ngoài ra, trong nấm còn chứa một số kháng sinh tự nhiên như polysacarit và beta-glacan, các chất có thể kích thích và điều hòa hệ thống miễn dịch bằng cách chữa lành các vết thương.
Đặc biệt, nấm cũng thúc đẩy sự trưởng thành của các tế bào đuôi gai hoặc các tế bào của hệ miễn dịch từ tủy xương. Nó cũng tăng cường miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
5. Giàu chất chống oxy hóa
Nấm cũng là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây ra do quá trình oxy hóa trong cơ thể. Chất chống oxy hóa cũng thúc đẩy sức khỏe của da và ngăn ngừa bệnh tật.
6. Thúc đẩy sức khỏe của hệ thống bài tiết
Chất Se (Selenium) trong nấm giúp giữ cho hệ thống bài tiết của con bạn khỏe mạnh. 100g nấm mỡ nâu sẽ cung cấp cho con bạn 47% giá trị hàng ngày của Se. Các loại nấm cũng làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
Một số lưu ý khi sử dụng nấm chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ
Tuy nấm nằm trong danh sách thực phẩm an toàn nhưng mẹ vẫn cần cẩn thận khi cho bé ăn nấm lần đầu tiên. Một số bé có cơ địa đặc biệt vẫn có thể bị dị ứng với nấm. Do vậy, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn nấm với hàm lượng nhỏ, ít một, khi thấy ổn mới tăng dần lên.
Có hơn 70.000 loại nấm khác nhau nhưng chỉ có khoảng 250 loại ăn được. Do vậy, mẹ không nên cho bé ăn những loại nấm lạ, có màu sắc sặc sỡ và không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua ở các chợ lạ hay hái ở những nơi không biết rõ vị trí địa lý. Những loại nấm phổ biến hiện nay là: nấm kim châm, nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm mèo (mộc nhĩ).
Nấm dễ bị hư thối, nếu bảo quản không đúng cách để ở môi trường ẩm ướt thì có thể sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc. Vì vậy mẹ nên ưu tiên sử dụng nấm càng tươi càng tốt.
Cách bảo quản và chế biến nấm an toàn cho trẻ nhỏ.
Nấm sau khi mua để nguyên trong túi giấy và cất vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào sử dụng mới đem rửa sạch. Nếu mua nấm đã được đóng gói trong túi nilon thì nên xé túi và chuyển sang để trong túi giấy.
Để làm sạch nấm tươi nên rửa nấm dưới vòi nước và lau lại bằng khăn sạch, không nên ngâm nấm trong nước vì nấm sẽ hút nước từ đó thay đổi mùi vị của nấm.
Khi chế biến nấm chỉ cần cắt bỏ phần rễ phần già, không cần gọt vỏ
Để hấp thụ tối đa dinh dưỡng từ nấm, nên nấu nấm chứ không nên ăn sống. Bởi vì dinh dưỡng ở trong nấm chỉ được giải phóng khi nấu chín.
Đối với nấm khô, nên đun trong nước sôi từ 15-20 phút sau đó rửa sạch rồi chế biến như các loại nấm tươi.
Một số món ăn đơn giản, bổ dưỡng từ nấm cho trẻ nhỏ
Mặc dù nấm có rất nhiều dinh dưỡng tuy nhiên bố mẹ chỉ nên sử dụng cho trẻ nhỏ khi bé được trên 10 tháng tuổi. Một số món ăn ngon đơn giản dưới đây sẽ là gợi ý giúp bố mẹ chế biến thêm món ăn dinh dưỡng cho bé.
1. Súp gà nấm
Trong món ăn này Ăn dặm 3in1 sử dụng nấm hương, ngô ngọt và thịt gà và một số nguyên liệu khác. Nấm hương, ngâm nở mềm, rồi thái nhỏ. Thịt gà đem luộc chín rồi tước nhỏ. Ngô ngọt tác thành từng hạt. Cho toàn bộ phần nguyên liệu vào nồi, khi tất cả đều chín thì quấy đều bột sắn với chút nước rồi cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng đã đánh nhuyễn với 1 chút nước vào, khi thấy sôi trở lại thì bắc xuống.
2. Cháo thịt gà nấm rơm
Gạo đem vo sạch rồi nấu nhừ thành cháo. Thịt gà, nấm hương làm sạch rồi đem băm nhuyễn hoặc thái nhỏ tùy theo khả năng ăn thô của con. Bắc chảo lên bếp phi thơm hành khô rồi cho thịt gà và nấm hương vào xào. Cháo được đổ hỗn hợp vào đun thêm 10 phút là có món cháo thịt gà nấm rơm dinh dưỡng cho bữa ăn của bé.
3. Nấm hương nhồi thịt
Thịt gà (hoặc thịt lợn nạc) xay nhuyễn, cùng nấm hương, hành tây, hành lá ướp dầu ăn, gia vị cho mềm. Mặt khác nấm hương rửa sạch, cắt bỏ phần cuống.
Phần hỗn hợp đem cho vào nắp của nấm hương rồi đặt vào xửng đem hấp chín. Để món ăn thêm ngon và hấp dẫn, sử dụng thêm tinh bột ngô và muối vào nước sốt dưới lên bề mặt của món ăn.
Có rất nhiều công thức, thực đơn khác nhau mẹ có thể tham khảo thêm trên kênh Đầu bếp Hoàng Cường hoặc các khóa học của FamiEdu tại đây nhé.
Hãy để FamiEdu đồng hành cùng mẹ mang hạnh phúc đến mọi bữa ăn của trẻ. Để được tư vấn, ba mẹ có thể nhắn tại đến page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ Trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ ngay nhé.