Khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, bố mẹ hãy cố gắng thiết lập cho bé một thói quen ăn uống khoa học với thời gian hợp lý, tạo thói quen ăn lành mạnh như khi ăn không nghịch điện thoại hay, không ăn rong.

Hành vi của trẻ nhỏ tương tự như người lớn, nếu thói quen được rèn luyện thường xuyên thì, trẻ sẽ có ý thức về hành vì ăn uống để từ đó hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Bố mẹ hãy nhớ thói quen cần có khoảng thời gian mới có thể thiết lập được, vì vậy không thể quá vội vàng mà nản chí.

Bố mẹ hãy tham khảo 11 quy tắc bàn ăn cùng Ăn dặm 3in1 dưới đây nhé.

1. Sử dụng ghế tập ăn dặm

Đây là một trong những quy tắc bàn ăn quan trọng mà bố mẹ cần áp dụng ngay khi cho bé ăn dặm. Thông thường, khi trẻ được 6 tháng tuổi thì trẻ có khả năng tự vững, vì vậy đến bữa ăn hãy để bé ngồi vào ghế sẽ tập ăn. Với quy tắc này trẻ sẽ rèn luyện được thói quen ngồi nghiêm chỉnh khi đến bữa ăn, khi đưa bé ra ngoài ăn hàng hoặc đi dự tiệc sẽ tránh được việc bé không chịu ngồi yên ăn uống mà chạy nhảy linh tinh. Đồng thời, việc ngồi ăn trên ghế giúp bé tập trung hơn vào việc ăn và có lợi cho hệ tiêu hoá của bé.

2. Không ép bé ăn

Nhu cầu ăn uống của mỗi bé là khác nhau, chính vì vậy, mẹ không nên so sánh giữa bé nhà mình và nhà bé nhà hàng xóm. Nếu mẹ thường xuyên so sánh, bản thân mẹ cũng bị áp lực dẫn tới việc cứ ép bé ăn, ép bé phải ăn thật nhiều theo lượng mẹ mong muốn, lâu dài sẽ hình thành ở bé tâm lý sợ hãi và chán ăn.

Em bé FamiEdu khi được mẹ áp dụng triệt để Quy tắc bàn ăn! 

3. Không nên trừng phạt hoặc khen ngợi thái quá

Ăn uống là nhu cầu tự nhiên, sự trừng phạt chỉ gây ra tâm lý nặng nề cho cả mẹ và bé. Ngược lại việc khen ngợi bé ăn cũng nên vừa phải, nếu không bé sẽ trở nên phụ thuộc vào lời khen, bé sẽ ăn vì được khen thay vì ăn theo sự đòi hỏi của cơ thể và về lâu dài thói quen này không tốt. Mẹ giúp bé cần hiểu ăn uống là một đặc quyền của bé, là một việc tự nhiên chứ không phải một thành tích phải phấn đấu.

4. Không cho bé ăn các bữa quá dày

Đối với trẻ nhỏ bố mẹ nên thiết lập một lịch sinh hoạt phù hợp để các bữa ăn dặm của bé được cách giãn và bé có cợ hội được đói. Nếu bé đói nhu cầu ăn uống sẽ tăng cao đồng thời các bữa ăn sau trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và ngon miệng hơn.

Thông thường khi thiết lập lịch sinh hoạt cho trẻ nhỏ, bố mẹ hãy thiết kế các bữa chính nên cách nhau khoảng 4 tiếng, bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng.

5. Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng

Nếu mẹ cho bé ăn các đồ ăn vặt như bim bim, bánh ngọt, bánh quy... quá gần bữa chính sẽ khiến bé bị ngang dạ không muốn ăn, mà đa số các món ăn vặt đều có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp. Hãy tạo cơ hội cho bé được... đói, bé sẽ ăn bữa chính nhiều hơn.

6. Đổi món thường xuyên sẽ giúp bé hào hứng ăn uống

Đổi món không chỉ là đổi nguyên liệu mà còn đổi cả cách chế biến. Bé cũng như người lớn, nếu cứ ăn đi ăn lại 1 món thì sẽ rất chán, vì thế dù lượng ăn của bé ít, mẹ cũng nên thay đổi các món thường xuyên. Điều này cũng giúp bé có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn, không ngại thử những món mới và như vậy sau này mẹ sẽ rất nhàn.

7. Không kéo dài bữa ăn quá 30-40 phút

Trẻ nhỏ chỉ có khả năng tập trung trong khoảng 30 phút. Chính vì vậy trong bữa ăn của trẻ nên kéo dài tối đa 30 phút. Việc làm này giúp bé hiểu rằng bữa ăn chỉ diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định và nếu không ăn bé sẽ bị đói.

8. Không cho bé đi ăn rong

Vì muốn bé ăn được nhiều, ăn hết suất mà người lớn cho bé đi ăn rong, làm bé bị phân tán vào những thứ xung quanh để “lừa” đút ăn cho bé. Kết quả là bé ăn 1 cách thụ động, ăn không phải vì ngon miệng, do đó các men tiêu hoá trong cơ thể cũng không được tiết ra khiến bé khó hấp thu.

Mặt khác, thức ăn mang đi khắp nơi như vậy cũng không đảm bảo vệ sinh. Thêm nữa việc đi ăn rong thường xuyên dần dần tạo thói quen không đi rong bé không chịu ăn, nên nếu bé ốm hoặc thời tiết xấu, hoặc gia đình bận rộn không cho bé đi rong được là bé bỏ bữa

9. Không cho bé xem tivi, đồ chơi khi ăn

Bé chỉ chú ý đến tivi và đồ chơi mà quên đi việc mình đang ăn gì và ăn bao nhiêu. Sự ăn uống không tự nhiên này khiến bé khó hấp thu và là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Hơn nữa, việc cho bé xem tivi trước 3 tuổi sẽ hạn chế sự phát triển não bộ của bé.

10. Cho bé ăn có giờ giấc, ăn chung với bữa ăn của gia đình

Việc này sẽ khiến bé cảm nhận được cảm giác no và đói rõ ràng và kích thích bé thèm ăn. Mặc dù đôi khi cũng không nên cứng nhắc quá nhưng mẹ vẫn nên cho bé một lịch ăn tương đối cố định.

Ngoài ra, việc cho bé ăn uống chung cùng với gia đình, giúp bé có cơ hội được giao tiếp cảm nhận được không khí vui vẻ của cả gia đình trong suốt bữa ăn

11. Cho bé tự xúc ăn, và cơ hội luyện tập

Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập sử dụng nĩa, thìa từ khoảng 9 tháng tuổi, sau đó dần dần tập dùng đũa. Việc rèn luyện các kĩ năng này cho trẻ nhỏ giúp bé học được các kĩ năng, giúp bé tập nhai và làm quen với các hành động, thói quen ăn uống như người lớn.

Hiểu đúng và kiên trì thiết lập quy tắc bàn ăn cho trẻ nhỏ giúp trẻ có được thói quen ăn uống tốt. Từ đó mẹ cũng trở nên vui vẻ nhàn hơn mỗi khi chuẩn bị nấu và cho bé ăn dặm. Đừng biến các bữa ăn của trẻ nhỏ trở thành ác mộng của cả gia đình các mẹ nhé!

Có thể bố mẹ quan tâm Combo Khóa học ăn dặm và thực đơn giá ưu đãi chỉ 590k

Hãy inbox cho các cô FamiEdu để được hỗ trợ ngay mẹ nhé!

Chào mừng bạn đến với Cộng đồng ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim