Tổng hợp 10 món ngon, dễ chế biến từ thịt gà cho bé, giúp bạn có một thực đơn đa dạng, phong phú cho mỗi bữa cơm của con và cả gia đình.
Thịt gà được biết tới là thực phẩm quen thuộc đối với gia đình Việt có thể biến tấu và nấu được nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau. Hơn nữa, thịt gà lại chứa nhiều vitamin B6 và protein đây là dưỡng chất quan trọng trong quá trính phát triển của trẻ nhỏ.
Đối với các loại thực phẩm thì thịt gà khá dễ ăn, khi bắt đầu tập ăn dặm bố mẹ có thể đưa ngay thịt gà vào thực đơn ăn dặm của bé. Cùng Ăn dặm 3in1 khám phá 10 món ăn ngon chế biến từ thịt gà cho bé ăn dặm nhé!
Lưu ý khi tham khảo thực đơn: Các món làm từ thịt gà trong nội dung bài viết này chỉ dành cho các bé đã có khả năng ăn thô tốt trên 1 tuổi. Đối với các bạn nhỏ đang mới tập ăn dặm nên chế biến các món ăn dạng nhuyễn, nhỏ để phù hợp hơn.
Thực đơn 1: Canh gà rau củ
Nguyên liệu:
- Gà ta: 1 coN
- Nấm tươi: 1 cái
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Ngô ngọt : 1 bắp
- Măng tươi : ½ củ nhỏ
- Bông cải xanh : ½ cây
- Hành lá, gừng
Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch thái các nguyên liệu theo miếng vừa ăn
- Bước 2: Đặt một nồi nước lớn bạn cho thịt gà vào đun, khi sôi bạn vớt hết toàn bộ phần bọt nổi trên mặt nước. Rồi tiếp tục đun, cho thêm thêm hành tây, gừng, ngô, măng, nấm tươi đun trong 10 phút, đun nhỏ lửa trong 20 phút.
- Bước 3: Sau đó cho cà rốt và bông cải xanh vào nấu tới chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Thực đơn 2: Cánh gà kho coca
Nguyên liệu:
- Cánh gà giữa : 10 cái
- Coca : 1 lon
- Nước tương : 3 muỗng
- Gừng, hành tím, hành lá
Cách làm:
- Bước 1: Cánh gà rửa sạch, dùng dao sắc khứa 3 đường nhỏ trên cả 2 mặt của 2 cánh.
- Bước 2: Đặt nồi lên bếp, đun với lửa vừa phi thơm hành khô và gừng. Cho phần cánh gà đã sơ chế vào xào cho tới khi thịt gà săn lại.
- Bước 3: Sau khi thịt gà săn lại bạn cho thêm coca và nước tương vào. Nấu trên lửa vừa cho tới khi cánh gà chín mềm và nước đã cạn còn sệt sệt. Nêm nếm gia vị vừa ăn
Đây là một món ăn nghe tên thì khá lạ nhưng món này ăn lại có vị ngon, màu sắc hấp dẫn, phần sốt dễ dàng làm món cơm trộn thịt gà cho các bé tập ăn dặm.
Thực đơn 3: Gà hầm nấm
Nguyên liệu:
- 1 con gà khoảng 1kg
- Nấm 6 cái
- Khoai tây : 2 củ
- Nước tương, dầu hào
- Gừng, tỏi, hành, gia vị : muối, mắm, bột quế ..
Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu, thái miếng vừa ăn
- Bước 2: Lấy một chảo lớn, làm nóng chảo với dầu cho gừng tỏi vào phi thơm sau đó cho thịt gà vào xào săn thịt lại, điều chỉnh lửa vừa. Sau đó cho khoai tây, nấm và nước tương, nước lọc vào đun trên lửa vừa khoảng 30 -45 phút để thịt gà và khoai tây chín mềm.
- Bước 3: Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và trình bày ra đĩa.
Thực đơn 4: Cánh gà nướng mật ong măng tây
Nguyên liệu:
- 4-6 cánh gà giữa đã rút xương
- 8-12 ngọn măng tây
- 1 muỗng nước tương, 1 muỗng dầu hào, 1 thìa mật ong
- Mè, hành khô, tỏi, gừng
- Gia vị : Mắm, đường, dầu ăn
Cách làm:
- Bước 1: Cánh gà rửa sạch, sau đó cắt bỏ các khớp ở hai đầu cánh gà. Tạo lỗ để lát đút măng tây vào phần cánh gà. Ướp cánh gà với chút xì dầu, nướng tương
- Bước 2: Măng tây trần qua nước sôi sau đó cứ mỗi cánh gà đút 2 ngọn măng tây
- Bước 3: Cho phần cánh gà vào khay nướng. Khi chín rắc thêm chút mè lên trên để trang trí.
Thực đơn 5: Nui xào thịt gà
Nguyên liệu:
- Thịt gà (nên chọn mua phần ức gà vì đây là phần nhiều dưỡng chất và mềm)
- Hành tây, hành tím, tỏi, rau mùi, là húng quế, cà chua
- Nui (chọn nui có kích thước phù hợp với khả năng ăn của bé)
- Gia vị: muối, dầu oliu
- Phô mai bột parmesan
Cách làm:
- Bước 1: Nguyên liệu rửa sạch, thái hạt lựu
- Bước 2: Lấy một chảo, làm nóng chảo trên lửa vừa với dầu, bạn cho gà và hành tây vào xào chín. Sau đó chút ra đĩa.
- Bước 3: Vẫn chảo đó bạn cho thêm dầu rồi phi thơm hành tím và tỏi, sau đó cho cà chua vào đảo đều thêm một chút nước để tạo sốt cà chua. Sau đó bạn cho nui, phần thịt gà xào vào đun chín. Thêm phô mai parmesan đun thêm 1 phút.
Thực đơn 6: Bánh gà thập cẩm
Nguyên liệu:
- Thịt gà 500g
- 1 quả trứng (với bé dưới 1 tuổi dùng lòng đỏ trứng)
- 1/2 chén rau bina (rau chân vịt) bé
- 1 củ cà rốt
- 1 muỗng cà phê vỏ chanh nghiền mịn
- 1/4 chén phô mai parmesan nghiền mịn
- 1/ 4 cốc vụn bánh mì
- Dầu ô liu hoặc dầu cám gạo để chiên
Cách làm:
- Bước 1: Nguyên liệu rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều tất cả nguyên liệu thành hỗn hợp thống nhất.
- Bước 2: Bạn dùng tay vo tròn thành từng viên bánh nhỏ tương tự như quả bóng tròn, với hỗn hợp trên bạn có thể vo được khoảng 25 -30 viên bánh nhỏ.
- Bước 3: Làm nóng chảo lớn trên lửa vừa, thêm một chút dầu và cho từng viên gà vào trong chảo, lật đều tay đến khi bánh có màu vàng nâu là đã chín. Ngoài ra nếu nhà bạn có sẵn lò nướng bạn có thể cho vào nướng bằng cách xếp bánh vào khay nước, dùng chổi quết nhẹ lớp dầu oliu mỏng lên trên bánh. Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 12-15 phút là bánh chín.
Thực đơn 7: Súp gà nấm rơm
Nguyên liệu:
- Gà ta: ½ con (các bạn có thể lựa chọn phần lườn gà để nấu món súp nấm gà)
- Chả giò lụa: 300g
- Hành tây: 1 củ
- Cà rốt: 1 củ
- Ngô ngọt: 1 quả
- Nấm rơm: 100g
- Trứng gà: 2 quả
- Hành lá, rau mùi
- Bột năng: 2 thìa
- Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn,....
Cách làm:
- Bước 1:Sơ chế nguyên liệu thật sạch, thái nhỏ
- Bước 2: Gà luộc chín, vớt ra để ráo nước, thịt gà lọc lấy thịt, xé nhỏ vừa ăn. Phần xương gà tiếp tục cho vào nồi ninh lửa nhỏ.
- Bước 3: Sau khi ninh đủ nhừ phần xương, bạn vớt toàn bộ xương và cho phần rau củ đã sơ chế vào nồi đun tới khi chín nhừ, thì tiếp tục cho phần gà xé và nấm rơm vào nấu tiếp. Nêm nếm gia vị vừa ăn, bạn ăn nhạt là vừa với bé.
- Bước 4: Khi súp sôi lại bạn cho trứng vào khuấy đều tay. Cho tiếp phần giờ và bột năng đã pha vào nồi. Đun sôi lại rồi tắt bếp. Rắc chút hành lá và rau mùi để trang trí cho món súp
Với món súp gà nấm rơm, bạn có thể nấu không chỉ cho bé mà còn nấu để cả gia đình cùng thưởng thức. Khi bé đã có khả năng ăn thô tốt hãy cố gắng chế biến các món ăn làm sao để tiết kiệm thời gian và cả gia đình cùng ăn được.
Lưu ý về gia vị cho trẻ ăn dặm : bé dưới 1 tuổi không nêm gia vị, khi thức ăn chín mẹ lấy một phần không nêm gia vị của bé ra trước sau đó nêm nếm vừa ăn là được, như vậy cả nhà đều ăn chung một món và đảm bảo được sức khỏe cho tất cả mọi người.
Thực đơn 8: Súp gà hạt sen quinoa
Nguyên liệu:
- Thịt gà
- Hạt quinoa
- Hạt sen
- Cà rốt, mộc nhĩ, bông cải xanh
- Hành + ngò
- 5ml nước tương chibi nhật (Nếu không có thì bỏ qua)
- Bột năng
Cách làm:
- Bước 1: Làm sạch tất cả các nguyên liệu. Bạn lấy một nồi nhỏ, cho hạt quinoa và nước vào nấu cho nở mềm.
- Bước 2: Lấy nồi khác, hấp gà với xả cùng hạt sen. Xong khi hấp chín thì đem xe gà thành các sợi nhỏ.
- Bước 3: Cho 200ml nước vào cùng với cà rốt và bông cải xanh , khi bông cải và cà rốt bắt đầu chín thì cho mộc nhĩ, hạt sen, gà đã xe nhỏ, hạt quinoa vào đun. Đun sôi lại khoảng 3 phút thì bạn dùng bột năng khuấy đều vào nước chibi nhật rót từ từ vào nồi. Ở bước này nếu không có nước tương chibi thì bạn khuấy bột năng cùng một chút nước lọc là được.
Thực đơn 9: Cháo gà đậu lăng đỏ
Nguyên liệu:
- Ức gà (nên chọn ức gà vì phần này thịt mềm và nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cho bé).
- Đậu lăng đỏ
- Cần tây
- Cà rốt
- Dầu oliu
Cách làm:
- Bước 1: Tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
- Bước 2: Lấy chảo, đun nóng dầu trong chảo trên lửa vừa, sau đó cho tỏi tây vào xào trong khoảng 5 phút hoặc xào cho đến khi mềm.
- Bước 3: Thêm cà rốt, thịt gà, đậu lăng và nước nấu cho tới khi gà và rau quả mềm.
- Bước 4: Tiếp đến bạn cho nguyên liệu vào máy xay, xay nhuyễn hỗn hợp trên, có thể thêm nước nếu cần thiết để tạo độ đặc, loãng của cháo cần thiết.
Thực đơn 10: Cháo gà hạt sen
Nguyên liệu:
- Thịt gà ( ức gà hoặc đùi gà)
- Hạt sen
- Gạo tẻ, gạo nếp
- Đậu xanh
Cách làm:
- Bước 1: Trộn đều gạo tẻ, gạo nếp cùng với hạt sen và đậu xanh đã cà vỏ. Sau đó, vo sạch hỗn hợp rồi ngâm nước trong khoảng 1 – 2 tiếng cho nở mềm. Sau đó cho vào nồi áp suất đun khoảng 15 - 20 phút là được cháo.
- Bước 2: Thịt gà bạn làm sạch rồi thì cho vào nồi hấp cách thủy để hấp chín rồi xé thành từng sợi nhỏ.
- Bước 3: Bạn bắc chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn cho bé rồi phi thơm hành tím đã băm nhuyễn. Sau đó, bạn trút phần thịt gà đã xé nhỏ vào chảo, đảo đều, nêm nêm một chút xíu nước mắm cho đằm rồi tắt bếp
- Bước 4: Khi nồi cháo đã mềm nhừ, bạn trút phần thịt gà đã xào vào nồi cháo, đảo đều lên, thêm hành lá, tía tô thái nhuyễn vào, nêm nếm lại với nước mắm cho vừa miệng ăn của trẻ rồi tắt bếp.
Một số lưu ý khi mua và bảo quản gà:
Cách mua:
Để có thể tận dụng hết toàn bộ dưỡng chất có lợi cho cơ thể từ thịt gà, bố mẹ nên chọn thịt gà được nuôi thả tự nhiên, không sử dụng các chất kích thích, hay thuốc tăng trưởng.
Khi mua gà, bạn nên chọn mua ở những nơi uy tín, đã có kiểm nghiệm rõ ràng, thịt gà tươi ngon tránh những con có mùi lạ hoặc đốm ở da, nếu mua gà chưa thịt thì mua những con trông nhanh nhẹn, lông mượt. Nếu mua gà đông lạnh, hãy kiểm tra xem có nước đông đá bên trong túi hay không. Nếu có, có thể túi gà này đã được rã đông và để đông lại.
Bảo quản:
Sau khi gà đã mua về bạn cần chia nhỏ thịt gà thành từng phần nhỏ vừa cho bữa ăn, khi lấy ra ăn thì nên ăn hết phần thức ăn đó, vì thức ăn cứ nấu rồi bọc cất đi nhiều lần sẽ không còn chất dinh dưỡng và cũng dễ bị nhiều vi khuẩn trong thức ăn.
Trước và sau khi cầm nắm thịt sống, bạn cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng tránh sự lây lan của nhiều vi khuẩn. Những dụng cụ đã được đem ra sử dụng cần được làm sạch, bao gồm cả dao và thớt.
Bảo quản gà ở nơi lạnh nhất trong tủ lạnh (không để ở cánh tủ). Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thịt gà tươi có thể giữ trong ngăn mát 1 - 2 ngày, cắt miếng bỏ trong ngăn đá thì để được khoảng 9 tháng và lên tới 12 tháng nếu để nguyên con. Gà đã nấu chín để được trong ngăn mát khoảng 3 - 4 ngày.
Có rất nhiều công thức và thực đơn khác nhau tại Ăn dặm 3in1 mà mẹ có thể tham khảo để làm phong phú thêm Thực đơn ăn dặm của bé yêu nhà mình.
Mẹ cần hỗ trợ inbox page Ăn dặm 3in1 - Ăn dặm từ trái tim để được các cô FamiEdu hỗ trợ ngay nhé!